Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Long Xuyên, Hải Dương năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra chất lượng môn Văn, giúp các bạn tự kiểm tra cũng như nâng cao trình độ bản thân, ôn tập và hệ thống chương trình Ngữ văn học lớp 8 hiệu quả, chuẩn bị nền tảng vững chắc khi bước vào lớp 9.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Nghĩa Thái, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Quỳnh Lập, Nghệ An năm 2014 - 2015

Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây tre Việt Nam

TRƯỜNG THCS LONG XUYÊN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1 (2.0 điểm).

Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào?

Câu 2 (3.0 điểm).

a) Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

b) Cho câu chủ đề sau: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận (từ 8 đến 10 câu).

Câu 3 (5.0 điểm).

Cây tre ở làng quê Việt Nam.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9

Câu 1 (2 điểm)

a. (1,25 điểm)

Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học:

  • Phương châm về chất
  • Phương châm về lượng
  • Phương châm cách thức
  • Phương châm quan hệ
  • Phương châm lịch sự

b. (0.75 điểm)

Nguyên nhân viẹc không tuân thủ phương châm hội thoại:

  • Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
  • Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
  • Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Câu 2 (3 điểm)

  • Về kĩ năng: Học sinh có thể viết thành đoạn văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. (0,5 điểm)

  • Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh nói về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao. 0,5đ

2. Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản (1 điểm)

  • Kết hợp giữa kể và bình luận
  • Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, dẫn chứng xác thực, sinh động
  • Cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc yhấy được sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết dân tộc.
  • Sử dụng nghệ thuật đối lập...

3. Viết đoạn văn nghị luận triển khai câu chủ đề (1,5 điểm)

  • Về kĩ năng: viết đoạn văn theo đúng kiểu bài văn nghị luận, lới văn trong sáng, rõ ràng, mạch lạc; sử dụng dẫn chứng phù hợp
  • Về kiến thức: chỉ ra sự kết hợp nét truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại trong phong cách Hồ Chí Minh: lối sống giản dị thanh cao, đạm bạc từ đồ ăn thức uống, nơi ỏ và làm việc...tiếp thu những giá trị văn hóa các nước có chọn lọc, phê phán những hạn chế, tiêu cực...

Câu 3 (5 điểm)

* Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn thuyết minh; bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài (0.5 điểm)

  • Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre đối với người dân Việt Nam

2. Thân bài (4,0 điểm)

a. Giới thiệu về nguồn gốc:

  • Cây tre có từ lâu đời, gắn bó với người dân VN qua hàng nghìn năm lịch sử
  • Tre xuất hiện cùng làng, bản thôn xóm trên khắp mọi miền của tổ quốc

b. Các loại tre: tre, nứa, mai, vầu, trúc....

c. Đặc điểm:

  • Sức sống bền bỉ dẻo dai tre không kén chọn đất đai thời tiết
  • Ban đầu tre là một mầm non măng nhỏ, yếu ớt... rồi trưởng thành theo thời gian thành cây tre cứng cáp, dẻo dai...
  • Thân tre gầy guộc, hình ống, rỗng ruột bên trong...
  • Lá tre mỏng manh màu xanh non mơn mởn, gân lá hình lưỡi mác...
  • Rễ tre thuộc rễ chùm, cằn ỗi nhưng bám rất chắc sâu vào lòng đất...

d. Vai trò và ý nghĩa cây tre:

  • Trong lao động: giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân: làm công cụ sản xuất.
  • Trong sinh hoạt: tre tỏa bóng mát xuống làng bản, xóm thôn; khi chưa có gạch ngói, bê tông tre được dùng làm những ngôi nhà vững chãi che nắng, che mưa, nuôi sống con người: tre lam những đồ dùng thân thuộc: đũa, rổ rá, nong, nia, chõng, giường tủ, tre gắn với tuổi già : cái điếu cày...
  • Trong chiến đấu:tre là đồng chí, gậy tre chông tre chống lại quân thù, tre hy sinh để bảo vệ con người...

3. Kết bài (0.5 điểm)

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống ngày nay chúng vẫn không thể rời xa...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm