Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra cuối học kì II lớp 8 môn Ngữ văn có đáp án. TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì II môn Văn lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Bình Châu, Bình Sơn năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 trường THCS Quang Huy, Phù Yên năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn - Lớp: 8
Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6)

"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy... Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người..."

(Trích Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1. Phần văn bản trên trích từ văn bản nào, của ai?

A. "Chiếu dời đô" (Lí Công Uẩn) B. "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn)

C. "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi) D. "Bàn luận về phép học" (Nguyễn Thiếp)

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D.Thuyết minh

Câu 3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học
B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
C. Nêu các phương pháp học D. Nêu mục đích chân chính của việc học

Câu 4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọan trích là gì?

A. Học để có thể mưu cầu danh lợi

B. Học để trở thành người có tri thức

C. Học để biết rõ đạo

D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước

Câu 5. Câu: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm" thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói gì?

A. Trần thuật – Để nhận định B. Cầu khiến – Để ra lệnh
C. Nghi vấn – Để hỏi D. Trần thuật – Để đề nghị

Câu 6. Câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" là câu phủ định. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7 (2 điểm). Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.

Câu 8 (5 điểm). Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển. Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Quỹ Nhất, Nam Định năm 2015 - 2016

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C A C D A

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định. Học sinh có thể lấy nhiều ví dụ khác có sử dụng câu phủ định, giám khảo cho điểm linh hoạt.

Mức tối đa (1,5 điểm): Lấy được 3 ví dụ đúng.

Mức chưa tối đa:

  • Cho 1,0 điểm: Lấy được 2 ví dụ đúng;
  • Cho 0,5 điểm: Lấy được 1 ví dụ đúng.

Mức không đạt: Lấy ví dụ sai hoặc không làm.

Câu 8:

a) Yêu cầu về kĩ năng: Viết được bài văn thuyết minh về một tác phẩm làm sáng tỏ một nhận định; xác định đúng đối tượng thuyết minh: bài thơ Quê hương – Tế Hanh; sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.

b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác, nhưng cần đảm bảo được các ý sau:

* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ (0,5đ)

* Thân bài: (4.0đ)

Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:

  • Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
  • Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.

Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:

  • Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
  • Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
  • Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);

Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:

  • Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm...;
  • Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.

* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc (0,5đ)

Đánh giá cho điểm:

Mức tối đa (5,0 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên.

Mức chưa tối đa:

  • Cho 4,0 – 4,75 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng;
  • Cho 3,0 – 3,75: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu một vài ý; trình bày còn lỗi về kĩ năng, phương pháp;
  • Cho 2,0 – 2,75: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi về kĩ năng, phương pháp;
  • Cho 0,25 – 1,75: Các mức còn lại.

Mức không đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng, không làm bài.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!