Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

Lại một kỳ thi học kỳ 2 nữa đến gần. Với mong muốn giúp thầy cô giáo chuẩn bị, các em học sinh ôn tập, thư viện đề thi TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Bảo Lộc - Lâm Đồng.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC
BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ?

A. Là một thể loại văn học dân gian

B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh

C. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt

D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân

2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

C. Ếch ngồi đáy giếng.

D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" là gì?

A. Tương phản B. Tăng cấp

C. Tăng cấp và liệt kê D. Tương phản và tăng cấp

4. Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" sử dụng phép lập luận gì?

A. Giải thích B. Chứng minh

C. Giải thích và chứng minh D. Giải thích và bình luận

5. Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao?

A. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận

B. Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận

C. Luận điểm tương đối rõ ràng, chính xác

D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm

6. Câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm" rút gọn thành phần nào?

A. Thành phần chủ ngữ B. Thành phần vị ngữ

C. Thành phần trạng ngữ D. Thành phần định ngữ

7. Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt?

A. Mùa xuân! B. Một hồi còi. C. Trời đang mưa. D. Dòng sông quê anh.

8. Thế nào là câu chủ động?

A. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng vào người, vật khác.

B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào.

C. Câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.

D. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.

* Đọc câu văn: "Cối xay tre nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc" và trả lời các câu 9 và 10:

9. Trạng ngữ trong câu văn trên là:

A. Cối xay tre B. Nặng nề quay C. Từ ngàn đời nay D. xay nắm thóc

10. Trạng ngữ trong câu trên thuộc loại nào?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ phương tiện

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện D. Trạng ngữ chỉ mục đích

* Đọc câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân" và trả lời câu hỏi 11, 12:

11. Vị ngữ của câu văn trên gồm từ "là" cộng với:

A. một cụm danh từ B. một cụm động từ C. một cụm tính từ D. một cụm chủ vị

12. Mục đích của câu trần thuật trên là gì?

A. Giới thiệu B. Miêu tả C. Định nghĩa D. Đánh giá

13. Câu "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính" thuộc câu gì?

A. Câu định nghĩa B. Câu miêu tả C. Câu đánh giá D. Câu tồn tại

14. Từ "đã" trong cụm từ "đã từ lâu đời" là phó từ có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ D. Chỉ khả năng

15. Chèo là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện diễn tích được phổ biến rộng rãi ở vùng Nam Bộ. Nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

16. Điểm giống nhau giữa ca Huế và chèo là:

A. Đều là những sinh hoạt văn hoá dân gian

B. Đều là loại hình sân khấu dân gian

C. Đều có nguồn gốc từ nhạc dân gian và nhạc cung đình

D. Đều biểu diễn về ban đêm trên thuyền

II. Tự luận (6 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. Hãy chứng minh nhận định trên.

Đề 2. Nhân dân ta có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Hãy làm rõ ý của người xưa qua câu tục ngữ này.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!