Đề kiểm tra học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
Mời thầy cô và các em tham khảo Đề thi Ngữ văn lớp 7 học kì 1 sách Kết nối tri thức Đề 2. Đề kiểm tra học kì 1 Văn 7 năm 2023 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Dưới đây là nội dung chi tiết đề thi, các em cùng tham khảo nhé.
Xem thêm
Đề thi Văn 7 học kì 1 KNTT
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Từ gạch chân trong câu: “Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm” thuộc từ loại gì? (nhận biết – phó từ)A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Phó từ
Câu 2: Câu văn “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có mấy trạng ngữ ? (nhận biết- thành phần trạng ngữ trong câu)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Em hãy cho biết nét đặc trưng về ngôn ngữ trong văn bản trên (nhận biết - đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn)
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ gợi cảm
C. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động
D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Câu 4.Văn bản trên sử dụng yếu tố biểu đạt nào? (nhận biết - sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận)
A. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận
A. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, thuyết minh
C. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, miêu tả
D. Kết hợp giữa chất tự sự, miêu tả, nghị luận
Câu 5: Đoạn văn cuối trong văn bản thể hiện chủ đề gì? (thông hiểu- chủ đề)
A. Kể về nguồn gốc của cốm
B. Miêu tả cách làm cốm
C. Ca ngợi giá trị của cốm
D. Bàn về cách thưởng thức cốm
Câu 6. Câu văn nào nói về cách thưởng thức cốm? (Thông hiểu – thông điệp)
A. Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
B. Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát…
C. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về
D. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
Câu 7. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì? (thông hiểu - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ)
A. Quả hồng
B. Tơ hồng
C. Giấy hồng
D. Hoa hồng
Câu 8: Cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong phần trích sau: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve…” (thông hiểu – công dụng dấu chấm lửng)
A. Biểu thị lời nói bị lược bớt
B. Mô phỏng âm thanh kéo dài
C. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
Câu 9: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (vận dụng – thông điệp)
Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” không? Vì sao (vận dụng – đồng tình hay không đồng tình)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. (Vận dụng cao)
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7 KNTT
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
D |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
A |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
Học sinh rút ra được bài học phù hợp |
1,0 |
|
10 |
Đồng tình / không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình và đưa ra lí giải phù hợp |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân về đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: |
||
|
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động,…). - Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật. - Khẳng định lại ý kiến nhận xết về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chừng phù hợp. |
0,5 |
Ma trận đề thi Văn 7 học kì 1 KNTT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
1
|
Đọc hiểu
|
- Tản văn, tùy bút |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 7 HK 1 KNTT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
- Tản văn, tùy bút |
Nhận biết - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. |
5 TN |
3TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. |
1TL* |
|||
Tổng |
|
5TN |
3TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
30 |
30 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
Bộ đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2023
- Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 1
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 2
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
...........................
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, ngoài việc ôn luyện theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để nắm được cấu trúc đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.