Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2021

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021 vừa được Tìm Đáp Án sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ôn tập cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NH: 2020 – 2021

Môn: VĂN – Khối: 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Ngày kiểm tra: 03/05/2021

I .ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

…Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “ Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ…rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay ngồi chờ tàu xe, xem hát…càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.

Câu 3. Theo anh/ chị tại sao tác giả lại cho rằng: “ cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?

Câu 4. Hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo suy nghĩ của anh/ chị.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời…

(Trích Từ ấy- Tố Hữu; SGK Ngữ Văn 11-tập 2)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KT CUỐI HKII – MÔN VĂN – K11

NGÀY 03/05/2021 – NĂM HỌC: 2020 2021

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.5 điểm)

Câu 2. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay (0.5 điểm)

Câu 3. Tác giả cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha (1 điểm)

Câu 4. HS nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo suy nghĩ của mình (1 điểm)

Một số gợi ý:

- Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người.

- Đọc sách giúp bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

- Đọc sách giúp rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Sách là một phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải nêu được những nội dung sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Cảm nhận được niềm vui sướng, hạnh phúc của Tố Hữu khi được kết nạp vào Đảng được thể hiện qua hàng loạt từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi: mốc thời gian “Từ ấy”; các hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí”, “nắng hạ”; các động từ mạnh “bừng”, “chói”; hình ảnh so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”…

- Thấy được nhận thức về lẽ sống mới của nhà thơ: vượt qua giới hạn của cái tôi nhỏ bé để hòa vào cái ta rộng lớn của quần chúng nhân dân lao khổ với một ý thức tự nguyện và quyết tâm sâu sắc. Thông qua hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh độc đáo: động từ “buộc”, cấu trúc “…để…với…”, ẩn dụ “hồn khổ”, hoán dụ “trăm nơi”, “khối đời”,…

- Đánh giá, nhận xét chung về đoạn thơ

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!