Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 trường THCS Tiên Yên, Hà Giang năm học 2016 - 2017 có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo môn Lịch sử giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn sử tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 6 học kì 2
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm 2015 - 2016
PHÒNG GD-ĐT QUANG BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2016 – 2017
TRƯỜNG THCS TIÊN YÊN MÔN: LỊCH SỬ 6
THỜI GIAN: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào:
A. Năm 938 B. Năm 939 C. Năm 940 D. Năm 941
Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 545 B. Mùa xuân năm 546
C. Mùa xuân năm 547 D. Mùa xuân năm 548
Câu 3: Câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,chém cá kình ở biển khơi.............đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!" là câu nói của:
A. Bà Trưng Trắc B. Bà Triệu
C. Bà Trưng Nhị D. Bà Lê Chân
Câu 4: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là gì?
A. Giao châu B. Vạn Xuân C. Âu lạc D. An Nam đô hộ phủ
Câu 5: Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu?
A. Hát Môn B. Long Biên C. Mê Linh D. Cổ Loa.
Câu 6: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt?
A. Vì sắt là kim loại quý B. Vì họ dùng sắt để chế tạo vũ khí
C. Sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ D. Vì họ muốn chiếm nhiều sắt của ta.
Câu 7: Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ?
A. Thái Bình B. Đường Lâm C. Sa Nam D. Luy Lâu
Câu 8: Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
A. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường
B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán
C. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô
D. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương
B/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Nêu những thành tựu văn hóa của nhân dân Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Hà Giang.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 6 HỌC KÌ II
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
C |
C |
C |
A |
B. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
- Tôn giáo: Theo đạo Bàlamôn và đạo Phật (0,5đ)
- Từ thế kỷ IV, người Chăn đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ (0,5đ)
- Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau (0,5đ)
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi....(0,5)
- Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (0,5đ)
Câu 2: (3,5 điểm)
a. Kế hoạch của Ngô Quyền: (1,5 điểm)
+ Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La (Tống Bình - HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.
+ Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
+ Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: (2 điểm)
*. Diễn biến: (1 điểm)
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
* Kết quả: (0,5 điểm)
- Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
* Ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 3. (2 điểm)
a. Đời sống vật chất. (1 điểm)
- Giai đoạn đầu: Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,...làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.
- Giai đoạn sau biết tạo nhiều công cụ khác nhau.
- Nơi cư trú: hang động, mái đá, ngoài trời.
b. Đời sống tinh thần. (1 điểm)
- Biết làm đồ trang sức, biết vẽ hoa văn trên đồ gốm
- Tục chôn người chết, chôn theo đồ trang sức, công cụ.