Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 8 - Đề 3 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 8 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 8.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 8

I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó.

Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng… Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai...

Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ".

(Trích: Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn đầu.

Câu 2 (0,75 điểm). Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng "mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó"?

Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/ chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục?

Câu 4 (1,5 điểm): Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao?

II. Làm văn (6,0 điểm):

Phân tích khổ 3, 4 và 5 của bài thơ Ông đồ.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,75 điểm):

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn đầu: tự sự

Câu 2 (0,75 điểm):

Tác giả ngụ ngôn cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện luôn phải đi kèm theo những điều kiện nào đó. Bởi vì nó như một quy luật tất yếu: Thành công hay một ước mơ nào đó được toại nguyện trong cuộc sống không phải tự nhiên mà có. Nó phải gắn liền với những điều kiện như tinh thần, nghị lực, niềm tin, mất mát, lòng vị tha, bao dung....

Câu 3 (1,0 điểm):

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục bởi vì nó gây nên nhiều tác hại như:

Khiến bản thân kẻ đố kị phải sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí sa vào tội ác.

Kìm hãm sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của nhân loại...

Câu 4 (1,5 điểm):

- Thí sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

- Lí giải được vì sao đó là điều tâm đắc nhất.

II. Làm văn (6,0 điểm):

Dàn ý Phân tích khổ thơ 3,4 và 5 của bài Ông đồ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và dẫn dắt vào khổ thơ 3, 4, 5 của bài thơ.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ 3

Khung cảnh tấp nập khi xưa đã không còn, sự trân trọng cùng những lời ngợi khen cũng phai mờ theo năm tháng. Cái còn lại chỉ là không khí vắng lặng đến nao lòng. Xót xa đến nỗi nhà thơ phải thốt lên "Người thuê viết nay đâu".

Nhà thơ đã sử dụng khéo léo những hình ảnh mang tính biểu tượng: Giấy vốn đỏ thắm rực rỡ là vậy, nay cũng trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Mực khi xưa sóng sánh bay lượn theo từng nét chữ, nay lại lẳng lặng lắng đọng. Những sự vật vốn vô tri vô giác, trước thực tại hoang tàn cũng mang nặng tâm trạng "buồn", "sầu". Nỗi niềm đồng cảm, xót thương kín đáo mà vô cùng bi ai.

b. Khổ thơ thứ 4

Những con người từng ở vị trí cả xã hội tôn kính khi xưa vẫn ở đó, vẫn tiếp tục công việc của mình, không hề đổi thay. Nhưng thời thế biến chuyển, ông đồ rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Con người vẫn tĩnh tại, nhưng lòng người đã không còn vẹn nguyên.

Dòng người tấp nập ngược xuôi lại không ai nguyện ý dừng chân ngoái lại, vô tình đến đau lòng. Hình ảnh của ông đồ đã trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô độc, lạc lõng cùng cực.

c. Khổ thơ cuối

Hoa đào vẫn nở rộ, nhưng nho học đã hết thời, ông đồ cũng không thấy nữa. Ông đồ đã hoàn toàn biến mất trong bức tranh. Là do lòng người đổi thay, là do thời gian xóa nhòa hay nét đẹp truyền thống không được giữ gìn đã mất?

Câu hỏi tu từ cuối cùng vang lên bày tỏ tấm lòng xót thương vô hạn cho giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người đã hết lòng giữ gìn nét đẹp ấy.

→ Có thể nói, Vũ Đình Liên đã tạo dựng cho ba khổ thơ giá trị nội dung lẫn nghệ thuật vô cùng thành công. Tất cả phối hợp với nhau tạo nên cho đoạn thơ nghệ thuật đặc sắc. Để rồi qua đó gửi gắm nỗi hoài niệm xót thương của nhà thơ với ông đồ, niềm tiếc nuối cho sự mai một của nền văn hóa dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị ba khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

----------------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 8 - Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm