Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Đề 2
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử - Đề 2 là đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử có đáp án. Đề thi môn Sử học kì 2 lớp 7 này dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.
- Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử trường THCS Bình Giang năm học 2017 - 2018
- Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử trường THCS Mỹ Đức năm học 2017 - 2018
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử - Đề 1
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dưới thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển có tên:
A. Đại Việt sử kí.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Việt giám thông khảo tổng luận.
Câu 2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại:
A. Lam Sơn (Thanh Hoá).
B. Núi Chí Linh (Hải Dương).
C. Linh Sơn (Thanh Hoá).
D. Lam Kinh (Thanh Hoá).
Câu 3. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, năm 1428 Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi:
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Chí Linh sơn phủ.
C. Quân trung từ mệnh tập.
D. Quốc ân thi tập.
Câu 4. Thời Lê sơ chính quyền phong kiến hoàn chỉnh nhất dưới triều:
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 5. Thời Lê sơ, Ngô Sĩ Liên là tác giả của bộ:
A. Đại Việt sử kí.
B. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Sử kí tục biên.
Câu 6. Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm:
A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
D. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
D. Tất cả câu trên đúng.
Câu 7. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, ông là:
A. Ngô Sĩ Liên.
B. Ngô Thì Nhậm.
C. Lê Văn Hưu.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 8. Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên:
A. Nhất thống dư địa chí.
B. Dư địa chí.
C. Hồng Đức bản đồ.
D. An Nam hình thăng đồ.
Câu 9. Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là:
A. Bản thảo thực vật toát yếu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh.
C. Phủ biên tạp lục.
D. Bản thảo cương mục.
Câu 10. Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?
A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.
B. 6 lần. Ở Thanh Hoá, Nghệ An.
C. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An.
D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh, Nghệ An.
Câu 11. Đâu là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông La (Hà Tĩnh).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Không phải các vùng trên.
Câu 12. Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay:
A. Tỉnh Nghệ An.
B. Tỉnh Quảng Bình,
C. Tỉnh Quảng Trị.
D. Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Câu 13. Chọn cụm từ thích hợp điền vào câu sau:
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái…….
A. Càng gay gắt.
B. Càng diễn ra quyết liệt.
C. Càng ít đi.
D. Càng phức tạp.
Câu 14. Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào:
A. Thế kỉ XV.
B. Thế kỉ XV - XVI.
C. Thế kỉ XVII - XVIII.
D. Thế kỉ XVIII - XIX.
Câu 15. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:
“Tiếp nhận ......... từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.”
A. Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 16. Dựa trên cơ sở chữ viết nào, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn:
A. Chữ Hán, chữ Phạn.
B. Chữ Hán, chữ Nôm.
C. Chữ Chăm, chữ Nôm.
D. Tất cả các chữ trên.
Câu 17. Dòng văn học dân gian của nước ta có các thể loại tiêu biểu nhất gồm:
A. Ca dao, tục ngữ.
B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí.
C. Ca dao, dân ca.
D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè.
Câu 18. Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:
A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo.
B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo.
D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn.
Câu 19. Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo thứ tự thời gian:
A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Chi Lăng - Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt.
D. Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt, Bạch Đằng.
Câu 20. Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn được gọi là “Trạng Lường”. Ông là:
A. Lê Thánh Tông
B. Nguyễn Trãi.
C. Ngô Sĩ Liên.
D. Lương Thế Vinh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm). Theo em, vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông?
Câu 2 (2,5 điểm). Trong các thế kỉ XVI - XVIII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm đã phản ánh những điều gì?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 - B | 2 - D | 3 - A | 4 - B | 5 - C |
6 - D | 7 - A | 8 - B | 9 - A | 10 - A |
11 - C | 12 - B | 13 - B | 14 - C | 15 - B |
16 - A | 17 - B | 18 - C | 19 - A | 20 - D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Theo em, vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 - 12 - 1427 với tướng giặc là Vương Thông?
Lê Lợi tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 - 12 - 1427 với tướng giặc là Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chỉ nhân để thay cường bạo"
Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm đã phản ảnh những điều gì?
Văn học Nôm thường phản ánh tâm trạng bi quan, trăn trở của kẻ sĩ trước thế sự đảo điên (như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Mặt khác, tư tưởng nhân đạo và khuynh hướng trữ tình bắt đầu phát triển qua những truyện Nôm dài, đặc biệt là truyện Nôm khuyết danh (như Trê Cóc,
Trinh Thử, Nhị Độ Mai...). Nội dung những truyện Nôm này đề cập đến vấn đề thiết thực của cuộc sống và hạnh phúc của con người, qua đó tố cáo những bất công xã hội, phơi bày sự thối nát của bộ máy quan liêu.
....................................
Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử - Đề 2, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt