Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 Có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 Có đáp án là bộ đề thi cuối học kì 1 gồm 2 đề thi được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Bộ đề thi này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập của môn Hóa học lớp 9 qua đó trong các kì thi học kì đạt được kết quả tốt. Thầy cô có thể tham khảo để ra câu hỏi, đề thi trong kì thi tới. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo đề thi.

 

Kiểm tra HK I

Môn: sinh học 9 (45 phút)

Đề 1

I . Trắc nghiệm ( 7,5 điêm)

Câu 1. Dạng đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng Nu của gen?

  1. Thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác.                C. Thêm 1 hoặc 1 số cặp Nu.
  2. Mất 1 hoặc 1 số cặp Nu.                                         D. B, C đúng.

Câu 2: Gen lặn đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở:

  1. thể  đồng hợp trội.          B. thể dị hợp.          C. thể đồng hợp lặn.        D. thể tứ bội.

Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là:

  1. Biến đổi trong cấu trúc của gen.                       C. Biến đổi số lượng NST.
  2. Biến đổi trong cấu vật chất di truyền.              D. Biến đổi cấu trúc của NST.

Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc  NST nào sau đây làm thay đổi kích thước của NST?

  1. Mất đoạn và lặp đoạn.                              C. Chuyển đoạn và đảo đoạn.
  2. Mất đoạn và đảo đoạn.                             D. Lặp đoạn và đảo đoạn.

Câu 5: Quan sát hình vẽ và hãy cho biết NST đang ở kỳ nào của chu kỳ tế bào:

Description: C:\Users\ADMIN\Desktop\b1083e1c5d7ebe20e76f.jpg

 

  1. kỳ giữa của nguyên phân
  2. kỳ giữa của giẩm phân I.
  3. Kỳ giữa của giảm phân II.
  4. Kỳ sau của giảm phân I

Câu 6: Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc:

  1. bán bảo toàn.               B. đa phân.                C. bổ sung.             D. Khuôn mẫu.

Câu 7: ADN có bao nhiêu mạch:                             

  1. 2.                                B. 3                               C. 4.                       D. 1.

Câu 8: Đơn phân của ARN là:

  1. nucleotit.                  B. nucleic.                     C. axit amin.      D. ribonucleotit.

Câu 9: ADN  được tổng hợp theo nguyên tắc:

  1. khuôn mẫu.             B. giữ lại một nửa.          C. bổ sung.       D. A,B,C đúng.

Câu 10: NTBS thể hiện trong tổng hợp ARN là:

  1. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và ngược lại.
  2. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
  3. A liên kết với X và ngược lại, G liên kết vớ T và ngược lại.
  4. A liên kết với G và ngược lại, X liên kết với G và ngược lại.

Câu 11: Một gen có 3000 Nu. Mỗi Nu có kích thước là 3,4A0. Chiều dài của gen là:

  1. 5100A0.                       B. 4080 A0.                   C. 3060A0.        D. 6000A0.

Câu 12:Prôtêin đa dạng và đặc thù bởi:

A. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các Nu.

B. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các rNu.

     C. Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin.

     D. Cả A, B, C đúng

Câu 13: Mô hình cấu trúc không gian của ADN được tìm ra vào năm:

  1. 1953.                           B. 1955.                         C. 1961.                    D. 1954.

Câu 14: Chức năng của mARN là: 

  1. Truyền đạt thông tin di truyền.                           C. Cấu tạo nên ribosome.   
  2. Vận chuyển axit amin .                                       D. Trực tiếp tổng hợp prôtêin .

Câu 15: Chức  năng của rARN là:

  1. Mang thông tin di truyền.                             B. Vận chuyển axit amin.

C.  Cấu tạo nên ribosome.                                 D. Quy định  tổng hợp prôtêin.

Câu 16: Axit amin mở đầu cho tổng hợp chuỗi polypeptit là: 

  1. Metionin.                B. Phenialanin .              C. Triptophan.                    D. Lizin.

Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là:

  1. Vịt.                         B. Gà .                      C. Ruồi giấm.                        D. Lợn.

Câu 18 Lai phân tích là phép lai: 

  1. Giữa cá thể mang tính trạng trội với nhau  . 
  2. Giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn. 
  3. Giữa cá thể mang tính trạng lặn với nhau 
  4. Cả A, B , C đúng

Câu 19: NST thường có đặc điểm:

  1. Quy định giới tính của sinh vật.                        C.Quy định các tính trạng liên quan đến giới tính.
  2. Có thể tương đồng hoặc không tương đồng.    D. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

Câu 20: Đơn phân của ADN là:

  1. A,U,G,T.              B. A,T,G,U.               C. A,T,G,X.                 D. A,X,G,U.

Câu 21: Hệ quả của NTBS:

  1. A+T+G=A+X+G.                                      C. A+G+X=A+T+X
  2. A+X=T+A.                                               D. A+X = G+A.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây là của protein có cấu trúc bậc 3?

  1. Do protein có cấu trúc bậc 2 cuộn xoắn theo kiểu đặc trưng.
  2. Do protein có cấu trúc bậc 1 cuộn xoắn theo kiểu bện dây thừng.
  3. Do 2 hay nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau.
  4. Do các axit amin liên kết lại với nhau.

Câu 23: Chức năng của protein là:

  1. Lưu giữ thông tin di truyền.                      C. truyền đạt thông tin di truyền.
  2. Xúc tác cho các phản ứng sinh học.          D. Vận chuyển axit amin.

Câu 24: Dạng đột biến cấu trúc NST làm chiều dài của NST giảm đi :

  1. Đảo đoạn.             B. Lặp đoạn.               C. Mất đoạn.              D. Cả B , C đúng.

Câu 25: Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học chính :

  1. C, H, O, N.        B. Ca, H, O, N, P.           C. C, H, O, Na, P.    D. Ca, H, O, Na, P.

Câu 26: Bản chất của các enzym tham gia vào quá trình xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể là

  1. ADN.               B. mARN                  C. tARN.                   D.prôtêin.

Câu 27: Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng

  1. ADN-----> mARN -----> tính trạng -----> prôtêin.
  2. ADN-----> mARN ----->prôtêin -----> tính trạng.
  3. mADN-----> ADN ----->prôtêin -----> tính trạng.
  4. ADN-----> tính trạng ----->prôtêin -----> mARN.

Câu 28: NTBS luôn có:

  1. A=U, G=X.            B. A=T, G=X.             C. A=G, T=X.      D. A=X, T=G.

Câu 29: Một gen có 3000 Nu. Có A= 20% số Nu của gen. Số Nu mỗi loại của gen là:

  1. A=T= 600 Nu ; G=X= 900Nu.                       C. G=X= 600 Nu ; A=T= 900Nu.
  2. A=G= 600 Nu ; G=T= 900Nu.                       D. G=T= 600 Nu ; A=X= 900Nu.

Câu 30: Một axit amin được quy định bởi bao nhiêu rNu:

  1. 2.                                B. 5.                            C. 3.                              D. 4.

II . Tự luận ( 2,5 điêm)

     Câu 1: Ở lúa cây thân cao quả dài là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng quy định cây thân thấp,

            quả dài. Hãy viết sơ đồ lai để xác định KG và KH của F1, F2 ?

     Câu 2 (1,5 đ) Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ;

     G1 = 360  Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác đinh :

        a/. số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn ?

       b/. số lượng từng loại nuclêôtit  trên cả đoạn ADN (gen) ?

      c/. Tổng số nucleotit của ADN (gen) .

 

Ngoài Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2020-2021 Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Vật lý 9, Hóa học 9, Sinh học 9…., Sách giáo khoa lớp 9, Sách điện tử lớp 9, Tài liệu hay và chất lượng khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa