Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016 với 25 câu hỏi trắc nghiệm làm trong thời gian 45 phút. Đề kiểm tra môn Sinh có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn luyện hiệu quả để sẵn sàng kiến thức cho bài thi cuối kì 1 sắp tới. Chúc các bạn học tốt môn Sinh học 12.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 12 MÔN: SINH - NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề |
Mã đề thi 132
Câu 1: Người ta sử dụng enzim ligaza trong công nghệ di truyền để
A. tạo ra đột biến gen. B. cắt các phân tử ADN.
C. nối các đoạn okazaki với nhau. D. tạo phân tử ADN tái tổ hợp.
Câu 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền.
C. mang thông tin quy định cấu trúc của một phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ ba mã hóa các axit amin.
Câu 3: Cây tứ bội nào sau đây khi giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ 1Aa: 1aa?
A. Aaaa. B. AAAa. C. AAAA. D. AAaa.
Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 5'UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2). Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3). Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3'5' trên phân tử mARN.
(4). Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticôđon.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 5: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 6: Các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp có thể gặp ở cả nam và nữ?
(1). Bệnh phêninkêto niệu. (2). Bệnh ung thư máu.
(3). Tật có túm lông ở vành tai. (4). Hội chứng Đao.
(5). Hội chứng Tơcnơ. (6). Bệnh máu khó đông.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
B. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
C. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
D. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
Câu 8: Các gen không alen có những kiểu tương tác nào?
(1). Alen trội át hoàn toàn alen lặn.
(2). Alen trội át không hoàn toàn alen lặn.
(3). Tương tác bổ sung.
(4). Tương tác cộng gộp.
Câu trả lời đúng là:
A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (2).
Câu 9: Nội dung chính của quy luật phân li là gì?
A. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.
C. Các cặp alen không hòa trộn vào nhau trong giảm phân.
D. F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
Câu 10: Sự nhân đôi của ADN ở ruồi giấm khác với sự nhân đôi của ADN ở vi khuẩn E. Coly về
(1). Chiều tổng hợp. (2). Các enzim tham gia.
(3). Kết quả tạo thành. (4). Số lượng các đơn vị nhân đôi.
(5). Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 11: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
C. Tạo chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất hoocmôn insulin của người.
D. Từ một phôi động vật, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen đồng nhất.
Câu 12: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, các gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
Câu 13: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đảo đoạn làm cho một gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác.
B. Mất đoạn có thể không làm thay đổi trật tự gen trên nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn không làm thay đổi vị trí của tâm động trên một nhiễm sắc thể.
Câu 14: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng. Khả năng để họ sinh đứa con tiếp theo cũng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
Câu 15: Với tần số hoán vị gen là 20%, cá thể có kiểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là
Câu 16: Nếu như tỉ lệ ở một sợi của chuỗi xoắn kép phân tử ADN là 0,2 thì tỉ lệ đó ở sợi bổ sung là
A. 0,5. B. 2. C. 5. D. 0,2.
Câu 17: Tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng về
A. nguồn gốc chung của sinh giới.
B. tính đặc hiệu của thông tin di truyền đối với loài.
C. sự tiến hóa liên tục.
D. tính thống nhất của sinh giới.
Câu 18: Một gen dài 4080 Ao, số nuclêôtit loại A chiếm 30%. Do đột biến, gen không thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng đã làm cho số liên kết hiđrô thay đổi và có số lượng là 2879. Đột biến gen đó thuộc loại
A. thay một cặp T-A bằng một cặp G-X. B. thay một cặp G-X bằng một cặp A-T.
C. thay một cặp X-G bằng một cặp G-X. D. thay một cặp T-A bằng một cặp T-A.
Câu 19: Sự điều hòa hoạt động của gen có ý nghĩa gì?
A. Tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. Cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
C. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hòa.
D. Ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
Câu 20: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với màu quả vàng. Bằng cách nào để xác định được kiểu gen của cây quả đỏ?
A. Lai phân tích hoặc cho tự thụ phấn. B. Cho tự thụ phấn.
C. Lai phân tích rồi cho tự thụ phấn. D. Lai phân tích.
Câu 21: Mức phản ứng của kiểu gen là gì?
A. Giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.
B. Giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.
C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
D. Biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 22: Quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 50% AA + 50% aa. B. 100% aa. C. 75% Aa + 25% aa. D. 100% Aa.
Câu 23: Những bệnh nào sau đây đều thuộc bệnh di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Bệnh phêninkêtô niệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông.
B. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, hội chứng Claiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ.
D. Bệnh ung thư máu, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Đao.
Câu 24: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
B. làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai. B. Bố di truyền tính trạng cho con gái.
C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở giới XX. D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12
1 |
D |
6 |
C |
11 |
D |
16 |
C |
21 |
C |
2 |
A |
7 |
A |
12 |
D |
17 |
A |
22 |
B |
3 |
A |
8 |
C |
13 |
C |
18 |
B |
23 |
A |
4 |
D |
9 |
B |
14 |
B |
19 |
C |
24 |
A |
5 |
B |
10 |
B |
15 |
C |
20 |
A |
25 |
D |