Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 12 trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Khánh Hòa năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 12 trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Khánh Hòa năm học 2020-2021 là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì 1 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Sinh học 12 học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

SỞ GD& ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

___________________________________________

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021

Môn: SINH HỌC 12 - Ban cơ bản

Thời gian làm bài: 50  phút, không kể thời gian giao đề.

_____________________

 

Họ và tên HS: ……………………………………Số báo danh………..…Phòng:…..….Mã đề: 001

 

 

Câu 81: Một loài sinh vật ngẫu phối, alen A trội hoàn toàn so với alen a . Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau: Quần thể 1: 96 %; Quần thể 2: 64%;  Quần thể 3: 36%;  Quần thể 4: 84%. Phát biểu nào đúng?

A. Quần thể 3 có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.

B. Quần thể 2 và quần thể 4 có tần số kiểu gen dị hợp tử bằng nhau.

C. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể 1 bằng quần thể 2.

D. Quần thể 1 có tần số kiểu gen Aa lớn hơn tần số kiểu gen AA.

Câu 82: Tần số hoán vị gen cao hay thấp phụ thuộc vào 

I. khoảng cách t­ương đối giữa các gen.    II. số l­ượng gen có trong nhóm liên kết.

III. giới tính cơ thể và đặc điểm của loài. IV. đặc điểm cấu trúc của gen.

Ph­ương án đúng:

A. I, III.                            B. I, IV.                           C. II, III.                          D. II, IV.

Câu 83: A (thân cao), a (thân thấp), B (hoa đỏ), b (hoa trắng). Biết tần số hoán vị gen f = 30%. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ của phép lai x

A. 35%.                           B. 15%.                           C. 20%.                           D. 30%.

Câu 84: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng

A. số lượng.  B. trội lặn hoàn toàn.   C. chất lượng.         D. trội không hoàn toàn.

Câu 85: Cho các dữ kiện sau đây:

I. Tia tử ngoại, các hóa chất, virut.     II. Cấu trúc của gen không bền vững.

III. Kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. IV. Những rối loạn sinh lý, hóa sinh của tế bào. 

Tác nhân gây đột biến gen là:

A. I, IV.                           B. I, II, III.                       C. II, III, IV.                    D. III, IV.

Câu 86: Thế nào là gen đa hiệu ?

A. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.

B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.

D. Gen tạo ra nhiều loại mARN.

Câu 87: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

A. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.    B. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể.

C. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.         D. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

Câu 88: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:

A. A = 0,30 ; a = 0,70.    B. A = 0,50 ; a = 0,50.    C. A = 0,25 ; a = 0,75.    D. A = 0,35 ; a = 0,65.

Câu 89: Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

A. làm thay đổi tần số alen và TPKG của quần thể theo một hướng xác định.

B. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.

C. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.

D. làm tăng sự đa dạng di truyền của QTSV.

Câu 90: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn về hai tính trạng chiếm 12,5%? A. AaBb x Aabb.       B. AaBb x AaBb.            C. Aabb x aaBb.         D. AaBb x aaBB.

Câu 91: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh

A. sự mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.

B. sự mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.

C. sự ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

D. sự mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Câu 92: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa

A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.

B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

Câu 93:  Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?

I. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

II. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

III. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

IV.  NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A. 2.                                 B. 3.                                 C. 1.                                 D. 4.

Câu 94: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

A. ♀XWXw  x   ♂XwY.                                            B. ♀XWXW   x   ♂XwY.

C. ♀XwXw  x   ♂XWY.                                            D. ♀XWXw  x  ♂XWY.

Câu 95: Có bao nhiêu trường hợp chắc chắn không phải là tự thụ phấn?

I. AA x AA.    II. Aa x Aa.      III. AA x Aa.     IV. AA x aa.

A. 1.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 96: Dạng đột biến gen nào làm tăng số liên kết hiđrô ?

A. Đột biến mất một cặp nuclêôtit .                        B. Đột biến thêm đoạn.

C. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit.                       D. Đột biến mất đoạn.

Câu 97: Trình tự phân bố các gen phân bố trên NST trước và sau đột biến: ABCDEG•HIKN à ABCDCDEG•HIKN. Đây là dạng đột biến gì ?

A. Đột biến mất đoạn.  B. Đột biến đảo đoạn.

C. Đột biến lặp đoạn.  D. Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng.

Câu 98: Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng được gọi là:

A. Đột biến cấu trúc NST.                                       B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến gen.                                                      D. Đột biến đa bội.

Câu 99:  Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Chiều cao của cây cao nhất là:

A. 180cm.                        B. 175cm.                        C. 170cm.                        D. 165cm.

Câu 100: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:

A. 3/16.                           B. 1/4.                              C. 1/16.                            D. 1/8.

Câu 101: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Quá trình phát triển của cơ thể.                          B. Điều kiện môi trường sống.

C. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.                             D. Kiểu gen và môi trường.

Câu 102: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 9/16.                           B. 1/9.                              C. 1/4.                              D. 4/9.

Câu 103: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

A. AaBb.                         B. AABb.                         C. AAbb.                         D. aaBB.

Câu 104: Một gen có khối lượng phân tử là 900.000 đvC và có A = 600. Đột biến xảy ra làm cho gen đột biến giảm đi 7 liên kết hiđrô. Đột biến làm mất bao nhiêu cặp nuclêôtit ?

A. Mất 3 cặp nuclêôtit gồm 2 cặp A – T và 1 cặp G – X.   B. Mất 7 cặp A – T và G – X.

C. Mất 3 cặp nuclêôtit gồm 1 cặp A – T và 2 cặp G – X.   D. Chỉ mất 7 cặp G – X.

Câu 105: Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có chung đặc điểm

A. Chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

C. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.

D. Quy định chiều hướng tiến hóa.

Câu 106: Khi nói về đột biến mất đoạn, điều nào sau đây không đúng ?

I. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hay giảm phân.

II. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy.

III. Đoạn bị mất mang tâm động.

IV. Thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật.

A. I và IV.                       B. I và II.                         C. II và IV.                      D. III.

Câu 107: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là :

A. mức dao động.  B. mức phản ứng.  C. mức giới hạn.  D. thường biến.

Câu 108: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.

II. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

III. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

A. 5.                                 B. 2.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 109: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

A. ARN-polimeraza.       B. restrictaza.                  C. ADN-polimeraza.       D. ADN-ligaza.

Câu 110: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

I. Giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

II. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

III. Tạo các dòng thuần chủng.

IV. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là

A. III → II → IV → I.    B. I→ II → IV → III.      C. II → III → IV → I.     D. I→ II → III → IV.

Câu 111: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi

A. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

D. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.

Câu 112: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

A. 2 xám, dài : 1 đen, cụt.                                       B. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.

C. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.                                       D. 4 xám, dài : 1 đen, cụt.

Câu 113: Đột biến và di nhập gen có chung đặc điểm

A. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa.

B. Chỉ làm thay đổi TPKG mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.      .

D. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 114: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:

A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.                      B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.

C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.                       D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 115: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. ADN.                          B. mARN và prôtêin.      C. mARN.                       D. Prôtêin .

Câu 116: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?

A. Dd × Dd.                     B. DD × dd.                     C. dd × dd.                      D. DD × DD.

Câu 117: Cho các nhân tố sau:

I. Chọn lọc tự nhiên.                    II. Giao phối không ngẫu nhiên.

III. Các yếu tố ngẫu nhiên.          IV. Đột biến.                           

Các nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là

A. I, II, III.                       B. II, IV.                          C. I, II, IV.                       D. I, III, IV.

Câu 118: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?

A. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng.                                         B. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.

C. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng.                                         D. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng.

Câu 119: Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 20. Đột biến lệch bội xảy ra thì thể một có bao nhiêu NST ? A. 21.          B. 19.  C. 18.  D. 22.

Câu 120: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.

C. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.

D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.

 

----------- HẾT ----------

 

 

 

Ngoài Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh học 12 trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Khánh Hòa năm học 2020-2021 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa