Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 huyện Triệu Phong, Quảng Trị năm 2014 - 2015 gồm 4 câu hỏi tự luận, giúp các bạn luyện tập để nâng cao khả năng môn Văn hiệu quả. Đề kiểm tra có đáp án đi kèm, để các bạn tham khảo thang điểm và có thể tự đánh giá được điểm bài tập của mình.

Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Lâm Thao, Phú Thọ

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014 - 2015 trường THCS Thái Hòa, Hải Dương

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG

Họ và tên: ...................................................

SBD: .....................................

Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015

Môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,0 điểm):

Chép lại nguyên văn hai câu thực, hai câu luận ở bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Điền đúng các từ trong hai câu thực vào bảng sau sao cho hợp lý.

Tính từ - Vị ngữ Danh từ - Trạng ngữ Danh từ - Số từ - Danh từ

Câu 2 (2,0 điểm):

Trong bài thơ: Tiếng gà trưa nhà thơ Xuân Quỳnh có nhắc đến " tiếng gà trưa" nhiều lần. Theo em, lần nhắc thứ tư có điều gì đặc biệt?

Câu 3 (2,0 điểm):

Cho các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, nghèo rớt mùng tơi, an cư lạc nghiệp, sơn hào hải vị.

  • Giải nghĩa các thành ngữ trên.
  • Hãy xếp các thành ngữ đó thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.

Câu 4 (5,0 điểm):

Cảm nghĩ về người thân yêu nhất.

------------------- HẾT -------------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Câu 1:

  • Chép đúng bốn câu thơ (sai không quá 2 từ, không tính dấu câu)
  • Điền đúng vào bảng sau:
Tính từ - Vị ngữ Danh từ - Trạng ngữ Danh từ - Số từ - Danh từ
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Câu 2:

  • Lần thứ tư là tiếng gà mang tính khái quát và biểu cảm về ba tiếng gà trước.
  • Đó là tiếng gà của niềm hạnh phúc, niềm mơ ước của đứa cháu được sống bên bà trong những năm tháng của tuổi thơ.

Câu 3:

Giải nghĩa được các thành ngữ:

  • lên thác xuống ghềnh: trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.
  • nghèo rớt mùng tơi: nghèo đến cùng cực.
  • an cư lạc nghiệp: sống yên ổn và làm ăn vui vẻ.
  • sơn hào hải vị: món ăn quý hiếm, sang trọng.

Xếp nhóm và đặt tên:

Thành ngữ Hán Việt Thành ngữ thuần Việt
An cư lạc nghiệp. Lên thác xuống ghềnh.
Sơn hào hải vị. Nghèo rớt mùng tơi.

Câu 4:

1. Mở bài:

Giới thiệu về người thân và tình cảm, suy nghĩ chung nhất của mình về người thân đó.

2. Thân bài: Chọn để kể và miêu tả đặc điểm nổi bật của người thân để thể hiện những suy nghĩ của mình về người đó (lí giải vì sao mình có tình cảm đặc biệt như vậy)

  • Suy nghĩ về tính nết, phẩm chất tốt đẹp, đáng yêu của người thân.
  • Suy nghĩ về sự gắn bó của mình với người thân trong các thời điểm: quá khứ, hiện tại, tương lai...

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình với người thân.

*. BIỂU ĐIỂM:

  • Điểm 4.5 - 5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diễn đạt, tạo được sự đồng cảm và thuyết phục cho người đọc. Trình bày sạch, đẹp; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 3.5 - 4: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá.
  • Điểm 2.5 - 3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn lúng túng, mắc lỗi chính tả, dùng từ.
  • Điểm 1 - 2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên nhưng chưa biểu cảm, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ.
  • Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!