Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2016 - 2017 là tài liệu tham khảo hay được Tìm Đáp Án sưu tầm để gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 đang trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi học kì I. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2016 - 2017

Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao "Khăn thuơng nhớ ai"

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BRVT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn: NGỮ VĂN: LỚP 10 (THPT, GDTX)

NĂM HỌC 2016 - 2017

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

"Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người [...]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng."

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông? (1,0 điểm)

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm)

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

Nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề....

(Trích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr 83)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,5 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm)

Câu 3: Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha: kính yêu "con vô cùng kính yêu cha..."; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào..."khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào.." (1,0 điểm)

Câu 4:

  • Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)
  • Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau:
    • Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội...) (0,5 điểm)
    • Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội....; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra. (0,5 điểm)
    • Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị.... (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng

Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về ca dao yêu thương tình nghĩa, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Sau đây là một số gợi ý:

  • Giới thiệu bài ca dao (0,5 điểm)
  • Trong bài ca dao, cô gái bộc lộ nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn và nỗi niềm thấp thỏm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi... (4,0 điểm)
    • Nỗi thương nhớ được nói đến liên tiếp trong 10 dòng thơ 4 chữ. Điệp khúc "thương nhớ ai" được lặp lại nhiều lần trong bài ca dao, tập trung khắc họa nỗi nhớ thương trào dâng tha thiết, mãnh liệt trong lòng cô gái; cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là để hỏi chính lòng mình... Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu còn được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động qua các biểu tượng khăn, đèn, mắt (Khăn, đèn đã được nhân hóa, còn mắt là phép hoán dụ);
    • Hai dòng lục bát cuối: nỗi niềm thấp thỏm lo âu "không yên một bề"
  • Bài ca mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật ca dao như: ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày; hình ảnh nhân hóa, hoán dụ; dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình; sử dụng nhiều hình thức điệp...
  • Tình yêu chân thành, tha thiết, sâu sắc và cháy bỏng của người con gái trong bài ca dao đã tô đậm thêm nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa. (1,0 điểm)
  • Kết bài (0,5 điểm)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!