Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2014 - 2015 trường THCS Trần Cao Vân là đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I môn Lịch sử được chắc chắn nhất. Đề thi học kì 1 lớp 7 có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 trường THCS Trần Cao Vân năm 2014 - 2015

Đề thi học kì I môn Địa lý lớp 7 trường THCS Hàm Giang năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

I. Chọn 2 phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi: (ví dụ: c; 2.c, d) (1đ)

1. Các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu đã có ý nghĩa như thế nào?

a. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản;

b. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nhân dân lao động;

c. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển;

d. Thúc đẩy công nghiệp châu Âu phát triển;

e. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

2. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền giáo dục Đại Việt?

a. Ban hành bộ luật hình thư; b. Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.

c. Làm lễ cày tịch điền; d. Xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám.

e. Các vua Lý rất sùng đạo phật.

II. Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi: (ví dụ 1a; 2.c...) (1đ)

A B
1. Năm 1054 A. C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ
2. Năm 1010 B. Kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên thắng lợi
3. Năm 1492 C. Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt
4. Năm 1287 D. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

III. Chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi: (ví dụ 1a; 2.c) ( 1đ)

1. Tứ đại phát minh của Trung quốc là những phát minh nào?

a. La bàn, đóng thuyền, làm giấy, nghề in; b. Nghề in, luyện sắt, thuốc súng, la bàn;

c. La bàn, nghề in, làm giấy, thuốc súng; d. Đóng thuyền, nghề in, la bàn, thuốc súng.

2. Hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo là gì?

a. Đạo Ki-tô chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo;

b. Lên án nghiêm khắ giáo hội Giáo hội Ki-tô;

c. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu;

d. Phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh chống phong kiến

3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là gì?

a. Bộ luật Hình thư b. Bộ Quốc triều hình luật c. Luật Hồng Đức d. Luật Gia Long

4. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Châu Âu là:

a. Lãnh chúa và nông nô b. Địa chủ và nông nô

c. Địa chủ và nông dân tá điền d. Thương nhân và thợ thủ công

B. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Đinh - Tiền Lê? Nhận xét? (2,5đ)

Câu 2: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? (1đ).

Câu 3: Giải thích nguyên nhân thắng lợi và đánh giá ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? (2đ)

Câu 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên đã để lại cho dân tộc ta những bài học kinh nghiệm sâu sắc nào? Liên hệ thực tế hiện nay ở địa phương em về sự đoàn kết toàn dân? (1,5đ)

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7

A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

I. Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:

Câu 1: B, D (0,5đ).

Câu 2: A, D. (0,5đ)

*Lưu ý: nếu HS chọn được 2 ý đúng thì được 0,5đ, nếu chọn 2 ý 1 đúng, 1 sai thì không có điểm, nếu chọn 3 ý mà có 2 đúng, 1 sai thì được 0,25đ, nếu chọn 4 ý thì không cho điểm dù có 2 ý

II. Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi: (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)

Đáp án: 1-C, 2-D, 3-A, 4-B

III. Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp: (mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)

Đáp án: 1-C, 2-A, 3-A, 4-A

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: HS vẽ được tổ chức bộ máy nhà nước:

* Tổ chức chính quyền:

+ Chính quyền TW: (1đ)

Đáp án môn lịch sử lớp 7

*Nhận xét: Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê tương đối hoàn chỉnh. Đại diện cho bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền thời phong kiến. (0,5đ)

Câu 2: HS trình bày được

Cách tấn công: tiến công trước để tự vệ. (0,25đ)

Sử dụng cách đánh uy hiếp tinh thần quân giặc và khuyến khích tinh thần của quân sĩ ta qua bài thơ thần. (0,25đ)

  • Cách phòng thủ: Cách chọn địa điểm xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. (0,25đ)
  • Cách kết thúc chiến tranh: Đề nghị giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. (0,25đ)

Câu 3: * Nguyên nhân thắng lợi:

  • Toàn dân đồng lòng, quyết tâm, đoàn kết tham gia đánh giặc, chiến đấu dũng cảm. (0,25đ)
  • Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần cho mỗi cuộc kháng chiến. (0,25đ)
  • Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. (0,25đ)
  • Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo. (0,25đ)

*Ý nghĩa lịch sử:

  • Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên → bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. (0,25đ)
  • Thắng lợi đã khẳng định sức mạnh của dân tộc, góp phần xây đắp truyền thống quân sự dân tộc ta. (0,25đ)
  • Để lại bài học vô cùng quý giá về xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. (0,25đ)
  • Thắng lợi ngăn chặn âm mưu thống trị các nước của đế quốc Nguyên. (0,25đ)

Câu 4: *Bài học kinh nghiệm:

  • Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. (0,25đ)
  • Sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, cùng toàn dân đánh giặc. (0,25đ)

*Liên hệ: HS nêu được: -Ngày 18/11/ 1930-18/11/2013 là ngày kỉ niệm đoàn kết toàn dân. (0,25đ)

Tại địa phương vào ngày này tổ chức sinh hoạt văn hóa, là dịp gặp gỡ để người dân trong tổ, thôn gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để hiểu nhau hơn và thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với nhiệm vụ chung của địa phương. Qua đây thôn có thể vận động bà con phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương... (0,75đ)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!