Đề thi học kì 1 môn Hóa học 12 trường THPT Lục Ngạn Bắc Giang năm học 2021-2022 Có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Hóa học 12 trường THPT Lục Ngạn Bắc Giang năm học 2021-2022 Có đáp án là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì 1 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Hóa học 12 học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

 

ĐỀ SỐ 3. [2022] THPT LỤC NGẠN – BẮC GIANG – LẦN 1

Thầy Nguyễn Thanh Sơn – 039 450 2457

Câu 41: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

A. H2NCH2COOH          B. CH3NH2                                       C. C6H5NH2                                     D. C2H5OH

Câu 42: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. KCl                               B. H2S                                C. CH3COOH                   D. Mg(OH)2

Câu 43: Metyl amin (CH3NH2) tác dụng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. K2SO4                                              B. NaOH                           C. HCl                               D. KCl

Câu 44: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử lysin tương ứng là

A. 1  1                            B. 2 và 2                            C. 2  1                            D. 1 và 2

Câu 45: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi tường axit, thu được chất nào sau đây?

A. Fructozơ                      B. Glucozơ                        C. Saccarozơ                     D. Ancol etylic

Câu 46: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại monosaccarit

A. Xenlulozơ                    B. Tinh bột                        C. Fructozơ                       D. Saccarozơ

Câu 47: Chất nào sau đây là axit béo

A. Axit oleic                     B. Axit axetic                    C. Axit fomic                    D. Axit propionic

Câu 48: Este X có công thức cấu tạo CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là

A. etyl fomat                    B. metyl propionat          C. etyl axetat                    D. metyl axetat

Câu 49: Chất nào là amin bậc II?

A. C6H5NHCH3                          B. CH3N(CH3)2                            C. CH3CONH2                             D. CH3CH2NH4Cl

Câu 50: Alanin (NH2-CH(CH3)COOH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4                                          B. NaNO3                                           C. NaCl                             D. HCl

Câu 51: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni; t0)

A. Tristearin                     B. Triolein                         C. Glucozơ                        D. Fructozơ

Câu 52: Thuỷ phân triolein ((C17H33COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức

A. C17H31COONa             B. C17H33COONa             C. C17H35COONa             D. C15H31COONa

Câu 53: Công thức phân tử của đimetylamin là

A. C4H11N                         B. CH6N2                                             C. C2H8N2                                          D. C2H7N

Câu 54: Cồn 90 độ có tính sát khuẩn cao. Do đó, ở đa số các bệnh viện đều sử dụng cồn 90 độ để vệ sinh dụng cụ y tế. Thành phần chính của cồn 

A. etilen glicol                  B. etanol                            C. glixerol                         D. metanol

Câu 55: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa chất X, thấy xuất hiện kết tủa trắng. Chất X là

A. Valin                             B. Alanin                          C. etylamin                       D. anilin

Câu 56: Este có phản ứng tráng bạc là

A. HCOOH                      B. CH2=CHCOOCH3           C. HCOOC2H5                             D. CH3COOCH3

Câu 57: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 22                                  B. 6                                     C. 11                                   D. 12

Câu 58: Phản ứng este hoá giữa ancol metylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là

A. Metyl axetat                B. Axyl etylat                   C. Etyl axetat                    D. Metyl etylat

Câu 59: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho

A. Fructozơ                      B. Glucozơ                        C. Tinh bột                       D. Saccarozơ

Câu 60: Dung dịch chất nào sau đây làm đỏ quỳ tím?

A. Valin                             B. Alanin                          C. Benzen amin               D. Axit glutamic

Câu 61: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối so với O2 bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?

A. 2                                    B. 5                                     C. 3                                     D. 4.

Meste = 3,125.32 = 100

=> C5H8O2

C2H5COOCH=CH2

CH3COOCH=CH-CH3

HCOOCH=CH-CH2-CH­3

HCOOCH=C(CH3)2

Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thuỷ phân etyl axetat thu được axit fomic       B. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc

C. Triolein phản ứng được với nước brom            D. Ở điểu kiện thường, tristearin là chất rắn

Câu 63: Đun nóng 12,5 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,16 gam Ag. Giá trị của a là

A. 12,96                             B. 25,92                              C. 28,80                              D. 14,40

12,5.a:100.2.108 = 2,16

=> a = 14,4

Câu 64: Cho 7,5 gam glyxin vào 150 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 26,975                           B. 22,475                            C. 24,3                                D. 26,2

nglyxin = 7,5:75 = 0,1 (mol)

nKOH = 0,3.1 = 0,3 (mol)

KOH phản ứng vừa đủ với dung dịch X => nglyxin + nHCl = 0,3 

=> nHCl = 0,3 – 0,1 = 0,2 (mol)

=> mchất rắn = mGly-K + mKCl = 0,1.(75+38) + 0,2.(39+35,5) = 26,2 (g)

Câu 65: Cho 9 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 16,3 gam muối. Tên gọi của X là

A. alanin                           B. etyl amin                      C. đimetyl amin               D. đietyl amin.

namin = nHCl = (16,3 – 9):36,5 = 0,2 (mol)

=> Mamin = 45

=> C2H5NH2

Câu 66: Số amin bậc I có công thức phân tử C4H11N là

A. 3                                    B. 4                                     C. 8                                     D. 2

Câu 67: Cho 14,04 gam valin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 12,56                             B. 12,88                              C. 16,68                              D. 11,10

nvalin  = 14,04:117 = 0,12 (mol)

=> mVal-Na = 0,12.(117+22) = 16,68 (g)

Câu 68: Cho X; Y; Z; T là các chất khác nhau trong số các chất sau: C2H5NH2; NH3; C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất đợc ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182,0

-33,4

16,6

184,0

pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/lít)

8,8

11,1

11,9

5,4

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5OH               B. T  C6H5NH2                        C. Z là C2H5NH2                       D.  NH3

Câu 69: Polisaccarit X là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng. X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thuỷ phân hoàn toàn X được monosaccarit Y. Chất X và chất Y là

A. Xenlulozơ  glucozơ                                           B. Tinh bột và glucozơ

C. Tinh bột  saccarozơ                                           D. Xenlulozơ vàsaccarozơ

Câu 70: Cho các este sau: etyl axetat; propyl axetat; metyl propionat; metyl metacrylat. Có bao nhiêu este làm mất màu dung dịch brom?

A. 4                                    B. 3                                     C. 2                                     D. 1

metyl metacrylat

Câu 71: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 90% tính theo axit nitric). Để có 14,85 kg xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa m kg axit nitric. Giá trị của m là

A. 30 kg                             B. 10,5 kg                          C. 11,5 kg                          D. 21 kg

C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 C6H7O2(ONO2)3 + 3H2

m:63.0,9.1:3.297 = 14,85

=> m = 10,5 kg

Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng 2,385 mol O2, thu được 28,26 gam nước. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 65,75 gam X trên bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là

A. 71,75                             B. 69,45                              C. 75,35                              D. 75,45

Quy đổi X: COO: 0,09 mol; H2: a mol; CH2: b mol

BT (e): 2a + 6b = 2,385.4 (1)

nH2O = 28,26:18 = 1,57 (mol)

BTNT (H): 2a + 2b = 1,57.2 (2)

Từ (1) và (2) => a = -0,03 và b = 1,6

=> m0,03 mol X = 0,09.44 – 0,03.2 + 1,6.14 = 26,3 (g)

=> n65,75 gam X = 0,03:26,3.65,75 = 0,075 (mol)

BTKL: 65,75 + 0,075.3.56 = mmuối + 0,075.92

=> mmuối = 71,45 (g)

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a)  Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau

(b)  Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử

(c)   Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(d)  Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.

(e)  Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(g)  Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

Số phát biểu sai 

A. 4                                    B. 1                                     C. 3                                     D. 2

(a) Đúng.

(b) Sai. Ag+ là chất oxi hóa => glucozơ là chất khử => glucozơ là chất bị oxi hóa

(c) Đúng. Vì anilin tác dụng được với dung dịch HCl.

(d) Sai. n khác nhau.

(e) Sai. Chỉ có glucozơ.

(g) Sai. CCl4 không có H.

Câu 74: Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2; H2O và 2,016 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

A. 120                                B. 60                                   C. 90                                   D. 180.

nN2 = 2,016:22,4 = 0,09 (mol)

=> nHCl = 2nN2 = 0,09.2 = 0,18 (mol)

=> VHCl = 0,18:2 = 0,09 (l)

Câu 75: Cho dung dịch các chất: NH2-CH(CH3)COOH; H2NCH2CH2CH2CH(NH2)COOH; C6H5NH2

(chứa vòng benzen); CH3NHCH3. Số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. 4                                    B. 2                                     C. 1                                     D. 3

H2NCH2CH2CH2CH(NH2)COOH

CH3NHCH3

Câu 76: Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

A. 1 muối và 1 ancol       B. 2 muối và 2 ancol        C. 1 muối và 2 ancol       D. 2 muối và 1 ancol

Câu 77: Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN); Y (CnHm+1N2 với n 2 ) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E, thu đợc 0,03 mol N2; 0,22 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 18,14%                          B. 14,46%                          C. 43,38%                          D. 57,84%

nH2O > nCO2 => amin no hoặc 1 pi

Quy đổi E: NH: 0,06 mol; H2: 0,05 mol (BTNT (H)); CH2: 0,22 mol

=> namin no = 0,05 (mol)

=> nanken = 0,08 – 0,05 = 0,03 (mol)

BTNT (C): 0,05n + 0,03m = 0,22 (n là số C­amin, m là số Canken, m lẻ)

Table => n = 3; m = 7/3 = 2,333

Gọi số mol amin X là x mol, số mol amin Y là y mol

=> a + b = 0,05 và a + 2b = 0,03.2 (BTNT (N))

=> a = 0,04 và b = 0,01

=> E gồm: C3H9N (M = 59): 0,04 mol; C3H10N2 (M = 74): 0,01 mol; C7/3H14/3 (M = 98/3): 0,03 mol

=> %mY = 18,14%

Câu 78: Cho chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 và các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol

(1)  E + 3NaOH  2X + Y + H2O

(2)  2X + H2SO4  Na2SO4 + 2Z

(3)  Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O T + 2Ag + 2NH4NO3

(4)  Y + HCl  F + NaCl Cho các phát biểu sau:

(a)  Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.

(b)  Chất T là hợp chất hữu 

(c)   Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.

(d)  Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.

(e)  Chất F là hợp chất hữu cơ đa chức.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                                   B. 3                                   C. 5                                   D. 2.

(2) => Z là axit

(3) => Z là HCOOH; T là (NH4)2CO­3 

(2) => X là HCOONa

(1) => X có 2 gốc HCOO- nhưng chỉ có 2 chức este của phenol

=> E là HCOO – C6H4 – CH2 – OOCH (o, m, p)

=> Y là NaO – C6H4 – CH2 – OH

(4) => F là HO – C6H4 – CH2OH

(a) Đúng.

(b) Đúng.

(c) Đúng.

(d) Đúng, Y + CO2 + H2O F + NaHCO3 

(e) Đúng, F chứa chức ancol và phenol

Câu 79: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

-      Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm

-      Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thuỷ trong nồi nước nóng 650C – 700C. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà.

(a)  Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng

(b)  Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c)   Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d)  Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa

(e)  Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.

(g) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm. 

Số phát biểu đúng là

A. 3                                    B. 4                                     C. 5                                     D. 2

(c), (d) đúng

 

Câu 80: X; Y; Z là ba este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X; Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 38,56 gam hỗn hợp E gồm X; Y; Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancolcùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 16,2 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,78 mol H2O và 0,26 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là

A. 3,78%                            B. 3,96%                            C. 3,84%                            D. 3,92%

38,56 (g) E

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,26.2 = 0,52 (mol)

Ancol có dạng R(OH)m : 0,52:m (mol)

=> mtăng = (R+16m).0,52:m =16,2 => R = 15,2m

Do 1 m 2 => 15,2 R 30,4

2 ancol cùng C => R hơn kém nhau vài đơn vị

=> R = 28 và 29

=> C2H5OH: x mol và C2H4(OH)2: y mol

=> x + 2y = 0,52 và 45x + 62y = 16,2

=> x = 0,04 và y = 0,24

BTKL: 38,56 + 0,52.40 = mmuối + 0,04.46 + 0,24.62

=> mmuối = 42,64 (g)

Muối gồm: ACOONa: 0,26 mol và BCOONa: 0,26 mol

=> 0,26(A + 67) + 0,26(B + 67) = 42,64

=> A + B = 30

=> A = 1 và B = 29

=> HCOONa: 0,26 mol và C2H5COONa: 0,26 mol

Z: (HCOO)(C2H5COO)C2H4: 0,24 mol

X: HCOOC2H5: 0,02 mol

Y: C2H5COOC2H5: 0,02 mol

=> %mX = 3,84%

 

 

Ngoài Đề thi học kì 1 môn Hóa học 12 trường THPT Lục Ngạn Bắc Giang năm học 2021-2022 Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa