Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7

Nhanh tay tải ngay tài liệu: Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam năm học 2016 - 2017. Với tài liệu tham khảo hay và chất lượng này việc ôn tập và củng cố lại kiến thức của các bạn học sinh sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề số 1

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 Phòng GD&ĐT Bình Thạnh, TP.HCM năm học 2015 - 2016

PHÒNG GD VÀ ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: GDCD - Lớp: 7
Thời gian: 45 phút

A. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước câu trả lời đúng

Câu 1 (0,5 điểm) Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trong?

A. Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu
B. Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người
C. Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân
D. Tự Trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình

Câu 2 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?

A. Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm
B. Làm bài tập hộ bạn
C. Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình
D. Giảng cho bạn bài tập khó ở nhà

Câu 3 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm
B. Giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
C. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn
D. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

Câu 4. (5,0 điểm) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây về dòng họ:

A. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp.
B. Gia đình, dòng họ là truyền thống của ngày xưa.
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ.
D. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì lạc hậu.

Câu 5 (1,0 điểm) Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Người tự tin là người có tính kiên quyết trong học tập, trong công việc

B. Người tự tin là người luôn nghe theo ý kiến của số đông

C. Người tự tin là người không bao giờ tin vào người khác

D. Người tự tin là người chủ động tự làm công việc của mình, không dựa dẫm vào người khác

PHẦN II – TỰ LUẬN (7,5 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm) Thế nào là trung thực?

Câu 2 (3,5 điểm) Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao?

Câu 3 (2,0 điểm) Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng?

Câu 4 (1,0 điểm) Bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 7

A.Trắc nghiệm

Câu 1 - 4: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A - D

B - D

C

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm

Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Người tự tin là người có tính kiên quyết trong học tập, trong công việc

X

B. Người tự tin là người luôn nghe theo ý kiến của số đông

X

C. Người tự tin là người không bao giờ tin vào người khác

X

D. Người tự tin là người chủ động tự làm công việc của mình, không dựa dẫm vào người khác

X

II. Tự luận

Câu 1 (0,5 điểm)

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.

Câu 2 (3,5 điểm) Suy nghĩ của Minh là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. (1,0 điểm) vì:

  • Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đình. (1,0 điểm)
  • Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. (1,0 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm) Học sinh cần thể hiện tôn sư trọng đạo như:

  • Làm tròn bổn phận của người HS: Chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô. (1,0 điểm)
  • Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô: Thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. (1,0 điểm)

Câu 4 (1,0 điểm) Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mình thể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá:

  • Thể hiện tốt bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình: Tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa. (0,5 điểm)
  • Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh ...); tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình. (0,5 điểm)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!