Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024. Đề thi Giáo dục công dân 7 học kì 1 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận có đầy đủ đáp án và ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra và đáp án đề thi.
Đề thi học kì 1 GDCD 7 CTST năm 2023
1. Đề thi học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhâṇ biết |
Thông hiểu |
Vâṇ dung |
Vâṇ duṇ g cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (2 tiết) |
1/2 câu |
1/2 câu |
|
1 câu |
2,5 |
||||||
Học tập tự giác, tích cực. (2 tiết) |
5 câu |
1 |
5 câu |
1 câu |
2,75 |
||||||||
Giữ chữ tín. (1 tiết) |
4 câu |
1nn |
4 câu |
1,0 |
|||||||||
Bảo tồn di sản văn hoá (4 tiết) |
3 câu |
1 1 câu |
1 1 câu |
1 câu |
4 câu |
2 câu |
3,75 |
||||||
Tổng |
12 |
1,5 |
1,5 |
1 |
12 |
4 |
10 điểm |
||||||
Tỉ lê ̣% |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lê ̣chung |
60% |
40% |
100% |
Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng :
Câu 1: Là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. Bảo tồn di sẩn văn hoá.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 3: Di sản nào dưới đây là di sản phi vật thể?
A. Cố đô Huế.
B. Đền thờ Bác Hồ.
C. Dân ca quan họ.
D. Chùa đất Sét .
Câu 4: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không giữ chữ tín ?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Quyết tâm làm cho đến cùng.
C. Nói một đằng làm một nẻo.
D. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
Câu 6: Tích cực, tự giác là:
A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc.
B. chỉ làm những việc dễ.
C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi.
D. lười biếng, nạnh hẹ cho người khác.
Câu 7: Hành vi nào sau đây là không giữ chữ tín ?
A. Luôn đến hẹn đúng giờ.
B. Thường đến trễ các buổi diễn.
C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn
D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người
Câu 8: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?
A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.
B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.
C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.
D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.
Câu 9: Hành vi nào sau đây biết giử gìn, bảo vệ di sản văn hoá?
A. Đập phá di sản
B. Lấy cấp cổ vật
C. Giới thiệu cho bạn bè về di sản.
D. Viết, khắc tên mình ơ nơi đi tham quan.
Câu 10: Giữ chữ tín là
A. biết giữ lời hứa.
B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
C. không trọng lời nói của nhau.
D. không tin tưởng.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Xác định đúng mục đích học tập.
B. Không làm bài tập về nhà.
C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.
Câu 12: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Giữ chữ tín.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm) Em hãy cho biết vì sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?
Câu 14: (2,5 điểm)
a/ Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em hãy nêu 2 ví dụ.
b/ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh?
1/ Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.
2/ Bạn của em có chuyện buồn.
Câu 15: (2,0 điểm) Xử lí tình huống sau:
V và T cùng một nhám bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện một hiện vật của nền văn hoá Ốc Eo. Đó là một chiếc bát cổ. V cho rằng “Hình như chiếc bát này là cổ vật. Nếu mình bán sẽ kiếm được nhiều tiền”
Nếu là em thì em sẽ làm gì?
Câu 16: (1,0 điểm) Em hãy kễ 4 di sản văn hoá mà em biết.
--------------Hết----------------
Xem đáp án trong file tải về
2. Đề thi học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Nội dung 1: Giữ chữ tín |
4 câu |
2 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
||
Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa |
4 câu |
1 câu |
2 câu |
1 câu |
||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Nội dung 3: Ứng phó với tâm lí căng thẳng |
4 câu |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
||||
Tổng câu |
12 |
0 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Chữ tín là
A. sự kì vọng vào người khác.
B. sự tự tin vào bản thân mình.
C. sự tin tưởng giữa người với người.
D. sự tin tưởng giữa những người bạn thân.
Câu 2. Giữ chữ tín là
A. luôn yêu thương và tôn trọng mọi người.
B. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
C. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
Câu 3. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ
A. nhận được sự tin tưởng của người khác.
B. khó hợp tác với nhau trong công việc.
C. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
D. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
Câu 4. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Lời nói không đi đôi với việc làm.
D. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
B. Chữ tín quý hơn vàng mười.
C. Học bài nào, xào bài nấy.
D. Lời nói gió bay.
Câu 6. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên
A. đoàn kết.
B. giữ chữ tín.
C. tự giác học tập.
D. tiết kiệm.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
A. Giữ chữ tín giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ thân thiết, bền vững.
B. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
C. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.
D. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý và kính nể.
Câu 8. Chị H và chị K chung nhau mở cửa hàng bán mĩ phẩm. Nhiều lần, chị H đề nghị nhập thêm mĩ phẩm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị K nhất quyết không đồng ý.
Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?
A. Chị H.
B. Chị K.
C. Chị H và K.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và
A. di sản văn hóa tinh thần.
B. di sản văn hoá vật thể.
C. các làn điệu dân ca truyền thống.
D. các lễ hội truyền thống.
Câu 10. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
A. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. từ quốc gia này sang quốc gia khác.
C. từ địa phương này sang địa phương khác.
D. từ dân tộc này sang dân tộc khác.
Câu 11. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa vật chất.
D. Di sản thiên nhiên.
Câu 12. Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng (Thừa Thiên Huế) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản thiên nhiên.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản hỗn hợp.
D. Di sản văn hóa vật thể.
Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương.
D. Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái.
Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật cho cơ quan chức năng.
D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Ông B cất giấu số cổ vật mà mình tìm được khi đào móng nhà.
B. Chị M tích cực quảng bá di sản văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế.
C. Tập thể lớp 7A tham gia quét dọn khu di tích lịch sử tại địa phương.
D. Nghệ nhân K mở lớp học để truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ trẻ.
Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?
A. Bạn P.
B. Bạn Q.
C. Bạn T.
D. Bạn P và Q.
Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người”.
A. Căng thẳng.
B. Yếu đuối.
C. Suy nhược.
D. Ốm yếu.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Đầu óc tỉnh táo, tập trung tinh thần.
B. Nét mặt tươi vui, phấn khởi.
C. Tinh thần thoải mái, thư giãn.
D. Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính.
Câu 19. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do
A. tác động từ môi trường sống.
B. sự kì vọng quá lớn của cha mẹ.
C. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
D. suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân.
Câu 20. Trạng thái tâm lí căng thẳng không gây ra tác động nào dưới đây?
A. Suy nhược về thể chất.
B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?
A. Bạo lực học đường.
A. Bạo lực gia đình.
B. Tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực.
C. Áp lực học tập, thi cử.
D. Bạo lực học đường.
Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật T trong tình huống sau:
Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ.
A. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình..
B. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.
C. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn, T phải nghỉ học.
D. Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả thi của T không cao.
Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn.
A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.
B. Kết quả học tập của H không cao.
C. Không gian sống bí bách, thiếu sự tương tác với mọi người.
D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.
Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.
B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.
D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.
- Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
Đáp án đề thi Giáo dục công dân 7 CTST
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-B |
3-A |
4-B |
5-B |
6-B |
7-B |
8-B |
9-B |
10-A |
11-B |
12-D |
13-C |
14-C |
15-A |
16-C |
17-A |
18-D |
19-D |
20-B |
21-A |
22-A |
23-C |
24-B |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.
- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích
Câu 2 (2,0 điểm):
- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:
+ Nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.
+ Nếu V không trả lại, em sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.
- Tình huống b) Trong tình huống trên, em sẽ:
+ Giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
+ Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.
...........................
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024. Tài liệu thuộc chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.