Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm học 2023 - 2024
Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập giữa học kì 1 GDCD 7 năm học 2023 - 2024 sách mới. Tài liệu bao gồm phần kiến thức trọng tâm môn Giáo dục công dân lớp 7 nửa đầu học kì 1, bên cạnh đó là câu hỏi và bài tập đi kèm có đáp án, giúp các em ôn luyện hiệu quả. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn tập trước kì thi mà còn là tài liệu cho các thầy cô tham khảo ra đề.
A. Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm học 2023 - 2024
- Bộ 3 đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm học 2023 - 2024 Sách mới
- Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều năm học 2023 - 2024
- Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024
- Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023 Chân trời sáng tạo
B. Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 năm 2023
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tự hào về truyền thống quê hương
- Nhận biết được một số truyền thống văn hóa của quê hương
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
một cách đơn giản.
- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
2. Bảo tồn di sản văn hóa.
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh,ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi, để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ
I. TRẮC NGHIỆM:
Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Món ăn nào không phải món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Bún bò Huế.
B. Phở Hà Nội.
C. Kim Chi.
D. Bánh chưng, bánh dày.
Câu 2: Nội dung dưới đây thuộc Điều bao nhiêu trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi bổ sung năm 2009)?
“... Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;...”
A. Điều 11.
C. Điều 13
B. Điều 12.
D. Điều 14
Câu 3: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di tích lịch sử.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 4: Thành cổ Quảng Trị thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di tích lịch sử.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Chê bai phong tục tập quán thời xưa của dân làng.
B. Chê bai người quét rác.
C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
D. Coi thường việc làm chân tay.
Câu 6. Di sản văn hoá là
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 7. Món ăn nào không phải món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam?
A. Bún bò Huế.
B. Phở Hà Nội.
C. Đậu phụ Tứ Xuyên.
D. Bánh chưng, bánh dày.
Câu 8: Nội dung dưới đây thuộc Điều bao nhiêu trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi bổ sung năm 2009)
“...Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa;
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;...”
A. Điều 13. C. Điều 15
B. Điều 14. D. Điều 16
Câu 9: Aó dài thuộc loại di sản văn hóa nào ?
A. Di sản văn hóa vật thể. C. Di tích lịch sử.
B. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 10: Hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể. C. Di tích lịch sử.
B. Di sản văn hóa phi vật thể. D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 11. Hành động nào là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?
A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Bắt nạt bạn cùng lớp.
C. Chế giễu các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn
Câu 12: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 13: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 14. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai?
A. Chỉ các bạn trong lớp
B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta
C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích.
D. Chỉ các bạn cùng giới.
Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.
C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
II. BÀI TẬP
Câu 16: Em hãy cho biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
Gợi ý:
-Truyền thống tốt đẹp của quê hương: là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 17: Em hãy đọc 2 câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: (1.5 điểm)
1. Lá lành đùm lá rách.
2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên?
Gợi ý:
1. Câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người... (HS trình bày theo ý hiểu)
2. Câu tục ngữ: Một miếng khi đói bằng một gói khi no nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi ai đó gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì người gặp hoạn nạn sẽ rất quý trọng và biết ơn người đã giúp mình... (HS trình bày theo ý hiểu)
Câu 18: Cho tình huống: (4.0 điểm)
Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ, ... gây mất mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá, ... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, ... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
Gợi ý:
a.
Em không đồng ý với những việc làm trên.
Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mĩ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa…
b
Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm ...
(HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân)
Câu 19: Nêu một số biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa?
Gợi ý:
- Biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
+ Giữ gìn vệ sinh, không viết, vẽ vào di tích.
+ Tham gia dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây ở khu di tích.
+ Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích cho bạn bè và mọi người.
+ Hưởng ứng, tham gia các lễ hội.
+ Phê phán, tố cáo những hành vi không bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 20
Đội thiếu niên nhà trường phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”, T rủ H tham gia, H từ chối với lí do nhà mình không phải là gia đình giàu có nên mình không tham gia.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn H?
b. Nếu em là bạn T thì em hãy giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau?
Gợi ý:
a. Suy nghĩ và hành động của bạn H là sai
- Thể hiện tính ích kỉ, không biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.
b. Nếu em là bạn T thì em giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau, đó là:
- Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
- Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
- Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
......................
Ngoài việc ôn luyện theo đề cương, mời các bạn tham khảo thêm bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, do đội ngũ TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước, sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.