Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm 2015 - 2016 có 5 câu hỏi cùng đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân học kì 1 lớp 7 hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn tham khảo và chuẩn bị tốt nhất cho các bài thi, bài kiểm tra của mình.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7

Phòng GD&ĐT Hòn Đất

Trường THCS Bình Giang

Lớp 7 / ...

KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016

Môn: Giáo dục công dân Khối: 7

Thời gian 45 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (2 điểm)

Thế nào là yêu thương con người? Hai biểu hiện của yêu thương con người? Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương con người?

Câu 2: (2 điểm)

Vì sao em cần phải tôn sư trọng đạo? Em hãy kể 4 việc làm bày tỏ lòng kính trọng thầy cô giáo?

Câu 3: (2 điểm)

Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Làm thế nào để có sự hòa thuận, hạnh phúc trong gia đình? Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 4: (2 điểm)

Thế nào là trung thực? Biểu hiện của người sống trung thực?

Câu 5: (2 điểm)

Hồng và Lan học cùng lớp. Hồng giỏi Toán còn Lan giỏi Văn.

Vì thế, khi đến giờ kiểm tra hay làm bài tập Toán, Hồng cho Lan chép bài còn đến gìờ kiểm tra Văn, Lan cho Hồng chép bài.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Hồng và Lan. Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao?

b. Nếu là Hồng hoặc Lan em sẽ làm gì?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7

Câu 1: (2 điểm)

* Khái niệm: Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn (1 điểm)

* Biểu hiện của yêu thương con người: Ví dụ:

  • Góp tiền ủng hộ cho ban nghèo cùng lớp. (0.25 điểm)
  • Tham gia hủ gạo tặng bạn nghèo. (0.25 điểm)

* Việc làm thể hiện yêu thương con người (Học sinh tự liên hệ) (0.5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

* Vì : Tôn sư trong đạo giúp ta tiến bộ không ngừng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tôn sư trong đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy. (1 điểm)

* Việc làm: (1 điểm) (HS tự liên hệ trả lời, mỗi ý đúng 0.25 đ) Có thể:

  • Làm tròn bổn phận của học sinh như chăm chỉ học hành, lễ độ, vâng lời thầy/cô,...
  • Quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy, cô giáo khi cần thiết.

Câu 3: (2 điểm)

* Ý nghĩa: (1.0 điểm)

  • Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức. (0.5 điểm)
  • Với xã hội: Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. (0.5 điểm)

* Phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, tham gia các công việc trong gia đình, sống giản dị, không sa vào các tệ nạn xã hội. (0.5 điểm)

* Xây dựng gia đình văn hóa: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em,... ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình. (0.5 điểm)

Câu 4: (2 điểm)

* KN: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. (1.0 điểm)

* Biểu hiện: Không nói dối, không quay cóp trong kiểm tra, thi cử..... (1.0 điểm)

Câu 5: (2 điểm)

a. Nhận xét: Việc làm của hai bạn là sai. (0.25 điểm). Việc làm đó có hại vì:

  • Làm ảnh h¬¬ưởng đến kết quả học tập, Hồng sẽ học yếu môn Văn và Lan sẽ học yếu môn Toán (0.25 điểm)
  • Việc làm của hai bạn thể hiện sự thiếu trung thực trong tiết kiểm tra. (0.25 điểm)
  • Việc làm của Hồng và Lan không biểu hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ. (0.25 điểm)

b. Liên hệ: Em sẽ giúp Hồng hoặc Lan bằng cách: giảng bài, hướng dẫn cách làm cho bạn, không cho bạn chép bài. (1.0 điểm)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!