Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường DTNT Vĩnh Linh, Quảng Trị năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 10 câu hỏi và 70% tự luận với 3 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thành bài thi là 45 phút.
Trắc nghiệm: Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường DTNT Vĩnh Linh, Quảng Trị năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Phúc Ninh, Tuyên Quang năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Trà Tân, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ, Hải Dương năm học 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT VĨNH LINH TRƯỜNG PTDTNT | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Địa lí 6 Thời gian: 45 phút |
A. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất
Câu 1: Trái đất có hình dạng gì?
a. Hình tròn b. Hình vuông c. Hình cầu d. Hình bầu dục
Câu 2: Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào:
a. Nam b. Đông c. Bắc d. Tây
Câu 3: Điền dấu > hoặc < vào các ô trống sao cho hợp lí:
Câu 4. Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì?
a. Đường b. Điểm c. Diện tích d. Hình học
Câu 5: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy:
a. Số 5, 6 b. Số 7, 8 c. Số 8, 9 d. Số 6, 7
Câu 6: Khi Luân Đôn ở khu vực giờ số 0 là 12 giờ thì Hà Nội ở khu vực giờ số 7 là mấy giờ:
a. 16 giờ b. 17 giờ c. 18 giờ d. 19 giờ
Câu 7: Mọi vật chuyển động ở bán cầu Bắc thường lệch về phía:
a. Trái b. Phải c. Trên d. Dưới
Câu 8: Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo nào sau đây:
a. Gần tròn b. Tròn c. Vuông d. Thoi
Câu 9: Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào:
a. Chí tuyến bắc b. Chí tuyến nam c. Xích đạo
Câu 10. Nối các ý ở cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B:
Độ dài ngày và đêm vào ngày 22 tháng 6:
Vĩ tuyến | Độ dài ngày và đêm |
1. Chí tuyến bắc | a. Ngày ngắn đêm dài |
2. Chí tuyến nam | b. Ngày bằng đêm |
3. Vòng cực bắc | c. Đêm dài 24 giờ |
4. Vòng cực nam | d. Ngày dài đêm ngắn |
5. Xích đạo | e. Ngày dài 24 giờ |
B. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?
Câu 3 (2,0 điểm) Dựa vào hình vẽ sau:
a. Trình bày khái niệm độ cao tuyệt dối và độ cao tương đối của núi?
b. Nhận xét độ cao tương đối 1 và 2 ở sơ đồ? giải thích?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6
A. Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm): Mỗi câu chọn đúng được 0,3 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | c | c | a >; b < | b | b | d | b | c | a |
Câu 10: 1d; 2a; 3e; 4c; 5b
B. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
- Câu ca dao trên là của Việt Nam, vì nước ta nằm ở bán cầu Bắc (BCB) nên tháng năm là mùa hè của BCB lúc này BCB chúc về gần mặt trời nên có hiện tượng ngày dài đêm ngắn. (Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng) (1,5 điểm)
- Tháng mười là mùa đông của bán cầu Bắc lúc này BCB ngả ra xa mặt trời nên có hiện tượng ngày ngắn đêm dài. (ngày tháng mười chưa cười đã tối) (1,5 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
- Vai trò của vỏ trái đất: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như địa hình, đất, sinh vật, nước và là nơi sinh sống của xã hội loài người (0,5 điểm)
- Cấu tạo của vỏ trái đất: Là lớp vỏ đá cứng gồm nhiều địa mảng liền kề nhau tạo thành. (0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Trình bày khái niệm: (1,0 điểm)
- Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang mực nước biển trung bình ở độ cao 0m. (0,5 điểm)
- Độ cao tương đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang chân núi (0,5 điểm)
b. Nhận xét và giải thích (1,0 điểm)
- Độ cao tương đối 2 lớn hơn độ cao tương đối 1 (0,5 điểm)
- Do chân núi 1 ở vị trí thấp hơn chân núi 2 vì vậy có độ cao 1 lớn hơn độ cao 2. (0,5 điểm)