Đề thi giữa kì 2 lớp 6
Tổng hợp bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 sách Cánh Diều năm 2023 - 2024. Dưới đây là chi tiết đề thi và đáp án cho từng môn học. Các đề thi này bám sát chương trình học. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Link tải chi tiết đề thi, đáp án, bảng ma trận chi tiết cho từng môn bộ sách Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều
- Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Cánh Diều
- Bộ đề thi giữa kì 2 Tin học 6 Cánh diều
1. Đề thi giữa kì 2 Tin học 6 Cánh diều
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây bị ảnh hưởng bởi tác hại từ internet?
A. Dễ bị nghiện INTERNET
B. Có nhiều bạn bè, kết giao mọi nơi
C. Ham học hỏi, tích cực học tập.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được
B. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết
D. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được
Câu 3. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
C. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
D. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
Câu 4. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
B. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn
C. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng
D. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
Câu 5. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?
A. NguyenVanAn2020@
B. Nguyenvanan12011
C. an123456
D. Nguyen#2023
Câu 6. Bạn Nam chụp được một khoảnh khắc xấu của bạn Hoa và rủ em đăng lên mạng xã hội để trêu Hoa. Em nghĩ gì về việc này?
A. Không quan tâm, mặc Nam thích làm gì thì làm.
B. Không nên làm thế, vì tự ý đăng ảnh của Hoa là vi phạm pháp luật.
C. Gọi thêm vài bạn nữa cùng xem ảnh rồi đăng lên.
D. Vui vẻ hưởng ứng
Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.
B. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, vốn là thông tin công khai, nên công bố rộng rãi, sẽ không ảnh hưởng gì.
C. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 8. Khi truy cập Internet, em nhận được một mẫu điền thông tin cá nhân để nhận thưởng không rõ nguồn gốc, em sẽ làm gì?
A. Chia sẻ cho bạn bè để cùng nhận thưởng
B. Im lặng, điền thông tin nhận thưởng một mình
C. Không quan tâm
D. Không điền thông tin và thoát ra luôn.
Câu 9. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi
B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
C. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
Câu 10. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, công cụ Tìm kiếm có tác dụng gì?
A. Chỉ tìm kiếm được ảnh trong văn bản.
B. Tìm được nhiều thông tin trên mạng internet.
C. Thay thế nhanh các từ và cụm từ.
D. Giúp nhanh chóng định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.
Câu 11. Em hãy cho biết cách nào sau đây giúp phòng ngừa tác hại của internet?
a. Thường xuyên truy cập vào các trang web lạ.
b. Vào mạng xã hội thâu đêm.
c. Like các nội dung không lành mạnh
d. Chỉ truy cập những trang web nghiêm túc và lành mạnh theo sự tư vấn của người lớn.
Câu 12: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?
a.Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.
b. Không mở email từ địa chỉ lạ
c. Truy cập trang web không lành mạnh
d. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.
Câu 13. Khi nghi ngờ thư điện tử nhận được là thư rác, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Mở ra đọc xem nội dung viết gì.
B. Trả lời lại thư, hỏi đó là ai.
C. Xoá thư khỏi hộp thư
D. Gửi thư đó cho người khác.
Câu 14. Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào?
A.. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết
B. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng
C. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.
D. Nên xoá tất cả các thư trong hộp thư đến.
Tài liệu phần trắc nghiệm vẫn còn trong file tải
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Trước các tác hại mà internet gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp để sử dụng internet một cách khoa học và hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Câu 30 (1,0 điểm). Cho đoạn văn bản sau:
“SƠN LA là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. SƠN LA có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. SƠN LA có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m). Về địa hình, SƠN LA gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. SƠN LAcó khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu SƠN LA chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. SƠN LA nóng ẩm vào mùa xuân. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Se se lạnh vào mùa thu. Lạnh buốt vào mùa đông.” |
a) Em hãy nêucách định dạng được đoạn văn bản như trên (tạo bảng, kiểu chữ, thụt lề dòng đầu tiên27cm, căn lề đoạn).
b) Làm thế nào để sửa tất cả các từ “SƠN LA” thành “Sơn la”?
Câu 31 (1,0 điểm). Em hãy trình bày thao tác tạo bảng gồm 5 cột, 4 hàng. Muốn tách bảng ra làm hai bảng riêng biệt, trong đó mỗi bảng gồm 2 hàng, ta làm thế nào?
--------------Hết----------------
2. Đề thi Toán giữa kì 2 lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
* Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25đ): (NB-TD) Trong cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?
A.
B.
C.
D.
Câu 2 (0,25đ): (NB-GQVĐ) Phân số nào sau đây bằng phân số ?
A.
B.
C.
D.
Câu 3 (0,25đ): (NB-TD) Phân số đối của phân số ?
A.
B.
C.
D.
Câu 4 (0,25đ): (NB-TD) Hãy chọn cách so sánh đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 5 (0,25đ): (NB-TD) Hỗn số được viết dưới dạng phân số?
A.
B.
C.
D.
Câu 6 (0,25đ): (NB-TD)Trong các số sau, số nào là số thập phân âm?
A. 75
B. -75
C. -7,5
D. 7,5
Câu 7 (0,25đ): (NB-TD) Phân số được viết dưới dạng số thập phân?
A. 1,3
B. 3,3
C. -3,2
D. -3,1
Câu 8 (0,25đ): (NB-TD) Số đối của số thập phân -1,2?
A. 12
B. 1,2
C. -12
D. 0,12
Câu 9 (0,25đ): (NB-GQVĐ)Số 3,148 được làm tròn đến hàng phần chục?
A. 3,3
B. 3,1
C. 3,2
D. 3,5
Câu 10 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Giá trị của tổng ?
A.
B.
C. -1
D.
Câu 11 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính ?
A. 3
B. 4
C. - 3
D. -4
Câu 12 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả phép tính ?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 13 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Tính của 20?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 14 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 7,5:2,5?
A. 2
B. 4
C. -3
D. 3
Câu 15 (0,25đ): (TH-GQVĐ) Kết quả của phép tính 3,2 - 5,7?
A. -2,5
B. 2,5
C. 5,2
D. -5,2
Câu 16 (0,5đ): (NB-TD) Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu?
A. d ∈ A
B. A ∈ d
C. A ∉ d
D. A ⊂ d
Câu 17 (0,25đ): (NB-TD)Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Vô số đường thẳng
Câu 18 (0,25đ): (NB-GT) Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia trong hình vẽ đã cho?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19 (0,25đ): (TH-GT) Cho hình vẽ bên: Hãy chỉ ra hai đường thẳng AB và AC
A. Cắt nhau
B. Song song với nhau
C. Trùng nhau
D. Có hai điểm chung
Câu 20 (0,25đ): (TH-GQVĐ,CC) Cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Biết AB = 3cm, AC = 8cm. Độ dài BC = ?
A. 5cm
B. 11cm
C. 4cm
D. 8cm
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 21 (0,75): (TH-GQVĐ)Thực hiện phép tính một cách hợp lí
a)
b) B = 6,3 + (-6,3) + 4,9
Câu 22 (1đ): (VD-GQVĐ)Tìm x, biết
a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5
b)
Câu 23 (1đ): (VD-MHH,GQVĐ)Chi đội lớp 6A có 45 học sinh. Trong đó, có 18 học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao. Tính tỉ số phần trăm số học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao.
Câu 24 (1,25đ): (TH- GT-CC-GQVĐ)Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Lấy điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng CB.
Câu 25 (1đ): (VD-GQVĐ) Tính giá trị của biểu thức:
Đáp án Đề thi Toán giữa kì 2 lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,5 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
ĐA |
A |
C |
A |
B |
A |
C |
D |
B |
B |
B |
Câu hỏi |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
C |
C |
B |
D |
A |
C |
A |
D |
A |
A |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 21 (0,75): Thực hiện phép tính một cách hợp lí
a) (0,5đ)
b) C = 6,3 + (-6,3) + 4,9 = [6,3 + (-6,3)] + 4,9 = 0 + 4,9 = 4,9 (0,25đ)
Câu 22 (1đ): Tìm x, biết:
a) x - 5,01 = 7,02 - 2.1,5
x - 5,01 = 4,02
x = 4,02 + 5,01
x = 9,03 (0,5đ)
b)
(0,5đ)
Câu 23 (1đ):
Số phần trăm học sinh tham gia Đại hội thể dục thể thao:
(1đ)
Câu 24 (1,25đ):
Vẽ đúng hình: 0,25đ.
AB = 8cm
AC = 4cm
CB = AB - AC = 8 - 4 = 4cm (1đ)
Câu 25 (1đ):
(1đ)
3. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tôi kể với các bạn
Một màu trời đã lâu
Đó là một màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Một vòm trời như nhau:
Bầu trời trong quả trứng.
Tôi chưa kêu "chiếp chiếp"
Chẳng biết tìm giun, sâu
Đói no chẳng biết đâu
Cứ việc mà yên ngủ..
Tôi cũng không hiểu rõ
Tôi sinh ra vì sao
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng.
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế! [...]
(Trích Bầu trời trong quả trứng – Xuân Quỳnh)
Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy xác định thể thơ của đoạn trích. Theo em, nhân vật "tôi" trong đoạn trích có thể là con vật nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời ở đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả mỗi bầu trời đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời. Qua cách nhân vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân vật dành cho bầu trời này như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Qua cụm từ "tôi kể" em hãy xác định biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.
Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại chuyến đi đáng nhớ của em.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm).
- Thể thơ: năm chữ.
- Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một chú gà con.
Câu 2 (1.0 điểm).
- Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời trong quả trứng, và bầu trời bên ngoài quả trứng.
- Những từ ngữ miêu tả:
+ Bầu trời trong quả trứng: màu nâu, không có gió nắng, không có lắm sắc màu, như nhau
+ Bầu trời ngoài quả trứng: nhiều gió lộng, nhiều nắng reo, xanh...
Câu 3 (1.0 điểm).
- Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời: bầu trời trong quả trứng tẻ nhạt, đơn điệu còn bầu trời bên ngoài thì rực rỡ, tươi tắn, nhiều sắc màu, nhiều niềm vui...
Qua cách nhân vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân vật dành cho bầu trời bên ngoài quả trứng: thương yêu, trân trọng,...
Câu 4 (1.0 điểm).
- Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trích là: Nhân hóa
- Tác dụng: Khiến cho thế giới loài vật trở nên sinh động, con vật cũng như có cảm xúc, cảm nhận như con người. Biện pháp nhân hóa còn làm cho lời thơ tăng tính hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.
Câu 5 (1.0 điểm). Viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
HS nêu được cảm nhận của mình về nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: Đoạn thơ là câu chuyện giản dị của một chú gà con đã đi vào thơ - những vần thơ trong sáng, thơ ngây như con trẻ. Qua câu chuyện của chú gà con, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của sự sống xung quanh mình. Đó là một thế giới tươi tắn, rực rỡ sắc màu, sinh động, đáng yêu. Đoạn thơ còn thể hiện những nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong nghệ thuật biểu hiện: Lời thơ 5 chữ giản dị, ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, cách kể tả tự nhiên..
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
1. Mở bài: (0.5 điểm)
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi mà em muốn kể.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài: (3.0 điểm)
- Nêu lí do có chuyến đi dáng nhớ. (được bố mẹ thưởng vì học giỏi, nhà trường tổ chức)
- Người tham gia: Tham gia chuyến đi có những ai? Thời gian xảy ra là bao giờ? Địa điểm ở đâu?
- Chuẩn bị: Trước khi đi em và mọi người chuẩn bị những gì?
- Tâm trạng: Tâm trạng của em và mọi người thế nào? (Vui vẻ, háo hức, hồi hộp)
- Diễn biến chuyến đi
+ Kể lại hành trình chuyến đi: Bắt đầu đi lúc nào? Trên đường đi cảnh vật ra sao? Em cùng mọi người làm những gì (hát hò, trò chuyện vui vẻ, ăn uống, chơi trò chơi).
+ Khi đến nơi em cảm nhận thế nào về cảnh vật nơi đó (đẹp đẽ, thơ mộng trữ tình, hay nguy nga tráng lệ, trang nghiêm).
+ Em và mọi người có những hoạt động gì ở đây: Kể theo trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau) để tránh bỏ sót chi tiết.
- Kết thúc chuyến đi du lịch
+ Kết thúc chuyến đi mọi người trở về với tâm trạng thế nào?
+ Em có cảm nghĩ gì về chuyến đi này? Có dự định quay lại đây hay không?
+ Chuyến đi tạo cho em động lực gì để tiếp tục cố gắng?
3. Kết bài: (0.5 điểm)
- Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi, hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lý thú tiếp theo.
Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :
- Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)
4. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu
Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 6: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm
(2) Bò sát
(3) Lưỡng cư
(4) Ruột khoang
(5) Chân khớp
(6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 7: 3 điểm
Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví dụ?
Câu 8: 1 điểm
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 9: 2 điểm
Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?
Câu 10: 1 điểm
Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, Thú mỏ vịt, Cá heo.
Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
B |
B |
II. Tự luận: 7 điểm
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
Câu 7 3 điểm |
* Vai trò của thực vật với đời sống con người - Làm lương thực, thực phẩm: gạo, rau xanh,.. - Làm thuốc, gia vị: Rau ngải cứu, …. - Làm đồ dùng và giấy: Gỗ thông, tre,… - Làm cây cảnh và trang trí: Tùng la hán, hoa hồng - Cho bóng mát và điều hòa không khí: Cây bàng ,… |
1 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 8 1 điểm |
a. + Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống + Động vật có xương sống có bộ xương trong - Có xương sống ở dọc lưng - Trong cột sống chứa tủy sống |
0, 25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 9 2 điểm |
a. Biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh - Giữ vệ sinh trong ăn uống - Ăn chín, uống sôi - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Tẩy giun sán định kì |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 10 1 điểm |
b. Vì các động vật trên đều có những đặc điểm chung như: - Có lông mao bao phủ cơ thể - Sinh sản: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ - Có răng |
0,25 0,5 0,25 |
Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án các môn học sách Cánh Diều giữa học kì 2 lớp 6. Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được TimDapAnsưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.