Đề kiểm tra GDĐP 6 giữa kì 2 năm 2024
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương 6 năm học 2023 - 2024 là tài liệu hay giúp các bạn ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi giữa học kì 2 cho các em học sinh. Bộ đề thi gồm đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục địa phương các tỉnh khác nhau như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hoa.... Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.
Lưu ý: Toàn bộ 4 đề thi và đáp án đều có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề kiểm tra GDĐP 6 giữa kì 2 - Bắc Giang
Ma trận đề thi
Mức độ
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thÊp |
Vận dụng cao |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
1. Bắc Giang thời nguyên thủy. |
Câu 1,2, 1,0đ |
7 |
||||||
2. Bắc Giang thời kì dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. |
Câu 3,4 1,0 đ |
|||||||
3. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc |
Câu 5,6 1,0 đ |
8 |
9 |
|||||
Tổng cộng |
số câu: 6 số điểm: 3 tỉ lệ: 30% |
số câu: 1 số điểm: 2 tỉ lệ: 20% |
số câu: 1 số điểm: 3 tỉ lệ: 30% |
số câu: 1 số điểm: 2 tỉ lệ: 20% |
Đề kiểm tra giữa kì 2 GDĐP 6
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 đIỂM) Mỗi câu 0,5điểm.
* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Thời kì đồ đá xuất hiện ở Bắc Giang các đây:
A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.
Câu 2 : Thời kì đồ đồng ở Bắc Giang các đây:
A. Hàng tỉ năm.
B. Hàng triệu năm.
C. Hàng vạn năm.
D. Hàng nghìn năm.
Câu 3. Những dấu tích liên quan đến thời dựng nước ở Bắc Giang:
A. rìu đồng, cuốc đồng, xe máy,...
B. rìu đồng, cuốc đồng, ô tô,...
C. rìu đồng, cuốc đồng, may bay,...
D. rìu đồng, cuốc đồng, lưỡi hái,...
Câu 4. Thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc người Bắc Giang biết làm gì?
A. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, thủy điện,...
B. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, nuôi gia súc,...
C. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, sản xuất phân bón hóa học,...
D. Làm rẫy, đánh cá, săn bắt, khai thác dầu khí,...
Câu 5. Bắc Giang thời kì Bắc thuộc chung ta bị nước nào đô hộ?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Trung Quốc
Câu 6 . Thanh Thiên công chúa - Nữ kiệt vùng đất nào?
A. Yên Dũng.
B. Lục Ngạn.
C. Sơn Động.
D. Thành phố Bắc Giang.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)
Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)
Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)
Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào? (2 điểm).
Đáp án đề thi giữa kì 2 GDĐP 6
TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Đáp án
|
A |
x |
x |
||||
B |
x |
||||||
C |
x |
||||||
D |
x |
x |
TỰ LUẬN
Câu 7. Trình bày sự hiểu biết của em về thời kì đồ đồng ở tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)
- Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Bắc Giang bước sang thời kì đồ đồng. Năm 1986, ở di chỉ Đồng Lâm (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa) và một số địa điểm khác, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều hiện vật bằng đồng như: lưỡi câu, mũi tên, rìu, giáo, trống,...
Câu 8. Em giới thiệu một vị anh hùng của Bắc Giang thời Bắc thuộc? (3,0 điểm)
- Năm 1940, nữ kiệt vùng đất Yên Dũng - Thánh Thiên công chúa, nổi dậy cùng Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi chính quyền đô hộ nhà Hán. Cuộc kháng chiến trải qua 3 giai đoạn:
+ Chẩn bị lực lượng.
+ Tham gia khởi nghĩa.
+ Chiến đấu và hi sinh
. Câu 9. Qua môn học giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang em thấy người Bắc Giang mình như thế nào?
- Học sinh trình bày tự do được đắc điểm riêng của lịch sủ Bắc Giang, đồng thời nêu lên được thái độ củ mình.
2. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 - Thái Nguyên
Ma trận Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6
Tên chủ đề (nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng |
CĐ 4: Trang phục một số DTTS |
Bộ trang phục của người Sán Chỉ, người H’mông trắng ở Thái Nguyên bao gồm những gì |
Những nét tương đồng người Dao Lô Giang và người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên |
Trang phục của người Sán Chỉ gồm những gì |
Nhận xét gì về bộ trang phục truyền thống của đồng bào người Tày, Nùng ở Thái Nguyên |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
TN: 1 0.5 5% |
TN: 1 0.5 5% |
TN: 1 0.5 5% |
TL: 1 3 30% |
4 4.5 45% |
CĐ 5: Nét đẹp ẩm thực |
Đặc điểm món ăn của người dân tộc Tày? |
Nhận diện được món ăn tiêu biểu của dân tộc Tày |
Các bước làm xôi ngũ sắc |
Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một món ăn dân tộc mà em thích |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
TN: 1 0.5 5% |
TN: 1 0.5 5% |
TN: 1 0.5 5% |
TL: 1 4 40% |
4 5.5 55% |
Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 1 10% |
2 1 10% |
2 1 10% |
2 7 70% |
8 10 100% |
Đề thi GDĐP giữa kì 2 lớp 6
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Bộ trang phục của người Sán Chỉ, người H’mông trắng ở Thái Nguyên bao gồm những gì?
A. Áo kết hợp với váy áo ngắn may xẻ ngực,
B. Nẹp áo chạy dọc theo hai vai xuống theo hình chữ V
C. Áo ngoài dài tới ngang bắp chân
D. A và B đều đúng
Câu 2: Em hãy cho biết những nét tương đồng người Dao Lô Giang và người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên?
A. Yếm đeo cổ
B. Khăn đội đầu
C. A và B đều đúng
D. Xà cạp thêu hoa văn
Câu 3: Trang phục của người Sán Chỉ gồm những gì?
A. Áo ngoài dài tới ngang bắp chân, may kiểu xẻ tà và khâu chéo sang phải, áo trong thường có màu sáng.
B. Thắt lưng là giải luạ màu xanh, đỏ, kết hợp với nhau tạo vẻ bắt mắt.
C. Phụ kiện là khăn đội đầu và các loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, lắc bạc.
D. Tất cả cả đáp án trên.
Câu 4: Món ăn của người dân tộc Tày có những đặc điểm gì?
A. Cầu kì trong lưạ chọn nguyên liệu
B. Cầu kì trong cách thức chế biến
C. Các món ăn thường được gói trong các loại lá rừng
D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Đâu không phải là món ăn tiêu biểu của dân tộc Tày?
A. Bánh Gio
B. Bánh Chưng
C. Xôi ngũ sắc
D. Bánh Chuối
Câu 6: Có mấy bước làm xôi ngũ sắc
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
CÂU 1: (3đ). Em có nhận xét gì về bộ trang phục truyền thống của đồng bào người Tày, Nùng ở Thái Nguyên?
CÂU 2: (4đ). Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một món ăn dân tộc mà em thích.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6
Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
C |
B |
D |
B |
A |
PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (3đ) |
Trang phục của người Tày - Bộ trang phục của cả nam và nữ đều khá đơn giản, hầu như không có chi tiết trang trí, thường được may bằng vải bông nhuộm tràm. - Nữ giới mặc áo dài quá đầu gối, cài khuy cạnh sườn cùng với quần hoặc váy cùng màu. - Khăn có hai loại là khăn đội đầu và khăn vấn tóc. - Trang sức đi kèm là vòng bạc xà tích và dây dao. Trang phục của người Nùng Bộ trang phục của nữ giới gồm có áo mũ thân hoặc cùng quần ống rộng bằng vải nhuộm chàm, ít hoa văn trang trí. - Thắt lưng là dây vải tua rua nhiều màu sắc. Khăn trùm đầu hình vuông, kiểu buộc khăn tương tự như khăn mỏ quạ. - Nam giới mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cài cúc vải |
1.5 1.5 |
2 (4đ) |
Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: - giới thiệu về món ăn dân tộc bất kì mà em thích - Món ăn đó là món ăn tiêu biểu của dân tộc nào? Thường được cúng tổ tiên vào dịp nào? - Nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm món ăn đó - ý nghĩa của món ăn trong đời sống của người dân tộc… - Cảm xúc, suy nghĩ của em về món ăn |
4.0 |
Trên đây TimDapAnđã gửi tới các bạn Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 6 năm 2024. Để xem thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục đề thi giữa học kì 2 lớp 6 trên TimDapAnnhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi các môn học như Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được TimDapAnsưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.