Bộ đề thi Văn giữa kì lớp 6 năm 2024
Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều năm 2024 bao gồm 7 đề thi có đáp án cho các bạn tham khảo. Đề thi bám sát chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 nửa đầu kì 2. Sau đây là chi tiết đề thi, mời các bạn tham khảo.
Lưu ý: Toàn bộ 7 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn số 1
Ma trận đề thi
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng
|
%Tổng điểm |
|||||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||||||||
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TN KQ |
TL |
Thời gian |
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TN |
TL |
Thời gian |
|
|||
1
|
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)./Truyện đồng thoại, truyện ngắn |
4 |
0 |
|
4 |
0 |
|
0 |
2 |
|
0 |
|
|
8 |
2 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một trải nghiệm của bản thân./ Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
1 |
40 |
||||||
Tổng |
20 |
5 |
|
20 |
15 |
|
0 |
30 |
|
0 |
10 |
|
8 |
3 |
|
|
||
Tỉ lệ % |
25% |
|
35% |
|
30% |
|
10% |
|
|
|
|
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
|
|
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.
Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.
Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc”.
(Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện đồng thoại
B. Truyện cổ tích
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào?
A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu
B. Chiến công phi thường của Yếu Kiêu
C. Công trạng đánh giặc của Yếu Kiêu
D. Tài năng xuất chúng của Yếu Kiêu
Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì?
A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể
B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ
C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người
D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh.
Câu 6. Nghĩa của từ “lo sợ” là:
A. Lo lắng và có phần sợ hãi.
B. Không lo lắng
C. Không sợ hãi
D. Vui vẻ.
Câu 7. Điền vào chỗ chấm (….):
Chi tiết “cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng………..
Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên.
A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người.
B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người.
D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì ?
PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
Xem đáp án trong file tải về
2. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề 2
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Đêm nay Bác không ngủ – SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?
b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?
c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.
d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
a.
- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ
- Tác giả: Minh Huệ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
b.
- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.
c.
- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.
d.
- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc
II. LÀM VĂN
Câu 1.
- Về kĩ năng:
+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.
+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.
- Về kiến thức:
+ Giới thiệu về Bác Hồ.
+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.
+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.
+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…
+ Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác.
Câu 2.
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất
Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội
Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.
Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông bước vào tuổi bảy mươi.
- Dáng người cao tầm thước.
- Khuôn mặt hiền từ.
- Đi lại nhanh nhẹn.
- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
- Đôi mắt không còn tinh anh.
- Răng đã rụng đi mấy chiếc.
- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình:
- Giọng nói ấm áp, chậm rãi
- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
- Luôn quan tâm đến con cháu
- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
Kết bài:
- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà
- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em
- Em kính yêu ông vô hạn.
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
3. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn số 3
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tôi kể với các bạn
Một màu trời đã lâu
Đó là một màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Một vòm trời như nhau:
Bầu trời trong quả trứng.
Tôi chưa kêu "chiếp chiếp"
Chẳng biết tìm giun, sâu
Đói no chẳng biết đâu
Cứ việc mà yên ngủ..
Tôi cũng không hiểu rõ
Tôi sinh ra vì sao
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng.
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế! [...]
(Trích Bầu trời trong quả trứng – Xuân Quỳnh)
Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy xác định thể thơ của đoạn trích. Theo em, nhân vật "tôi" trong đoạn trích có thể là con vật nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời ở đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả mỗi bầu trời đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời. Qua cách nhân vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân vật dành cho bầu trời này như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Qua cụm từ "tôi kể" em hãy xác định biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.
Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại chuyến đi đáng nhớ của em.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm).
- Thể thơ: năm chữ.
- Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một chú gà con.
Câu 2 (1.0 điểm).
- Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời trong quả trứng, và bầu trời bên ngoài quả trứng.
- Những từ ngữ miêu tả:
+ Bầu trời trong quả trứng: màu nâu, không có gió nắng, không có lắm sắc màu, như nhau
+ Bầu trời ngoài quả trứng: nhiều gió lộng, nhiều nắng reo, xanh...
Câu 3 (1.0 điểm).
- Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời: bầu trời trong quả trứng tẻ nhạt, đơn điệu còn bầu trời bên ngoài thì rực rỡ, tươi tắn, nhiều sắc màu, nhiều niềm vui...
Qua cách nhân vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân vật dành cho bầu trời bên ngoài quả trứng: thương yêu, trân trọng,...
Câu 4 (1.0 điểm).
- Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trích là: Nhân hóa
- Tác dụng: Khiến cho thế giới loài vật trở nên sinh động, con vật cũng như có cảm xúc, cảm nhận như con người. Biện pháp nhân hóa còn làm cho lời thơ tăng tính hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.
Câu 5 (1.0 điểm). Viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
HS nêu được cảm nhận của mình về nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: Đoạn thơ là câu chuyện giản dị của một chú gà con đã đi vào thơ - những vần thơ trong sáng, thơ ngây như con trẻ. Qua câu chuyện của chú gà con, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của sự sống xung quanh mình. Đó là một thế giới tươi tắn, rực rỡ sắc màu, sinh động, đáng yêu. Đoạn thơ còn thể hiện những nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong nghệ thuật biểu hiện: Lời thơ 5 chữ giản dị, ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, cách kể tả tự nhiên..
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
1. Mở bài: (0.5 điểm)
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi mà em muốn kể.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài: (3.0 điểm)
- Nêu lí do có chuyến đi dáng nhớ. (được bố mẹ thưởng vì học giỏi, nhà trường tổ chức)
- Người tham gia: Tham gia chuyến đi có những ai? Thời gian xảy ra là bao giờ? Địa điểm ở đâu?
- Chuẩn bị: Trước khi đi em và mọi người chuẩn bị những gì?
- Tâm trạng: Tâm trạng của em và mọi người thế nào? (Vui vẻ, háo hức, hồi hộp)
- Diễn biến chuyến đi
+ Kể lại hành trình chuyến đi: Bắt đầu đi lúc nào? Trên đường đi cảnh vật ra sao? Em cùng mọi người làm những gì (hát hò, trò chuyện vui vẻ, ăn uống, chơi trò chơi).
+ Khi đến nơi em cảm nhận thế nào về cảnh vật nơi đó (đẹp đẽ, thơ mộng trữ tình, hay nguy nga tráng lệ, trang nghiêm).
+ Em và mọi người có những hoạt động gì ở đây: Kể theo trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau) để tránh bỏ sót chi tiết.
- Kết thúc chuyến đi du lịch
+ Kết thúc chuyến đi mọi người trở về với tâm trạng thế nào?
+ Em có cảm nghĩ gì về chuyến đi này? Có dự định quay lại đây hay không?
+ Chuyến đi tạo cho em động lực gì để tiếp tục cố gắng?
3. Kết bài: (0.5 điểm)
- Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi, hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lý thú tiếp theo.
Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :
- Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)
Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án môn Văn sách Cánh Diều giữa học kì 2 lớp 6. Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được TimDapAnsưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.