Mời các bạn tham khảo Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 do TimDapAnđăng tải sau đây. Đề thi có đáp án chi tiết và bám sát chương trình học, giúp các em ôn luyện, làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.
Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lý lớp 6
1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2 - Đề 1
A/ Khung ma trận
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
Phân môn Địa lí | |||||||||||
1 |
KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
|
– Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa.Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. |
4TN |
1TL |
25% |
||||||
2 |
NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
|
– Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển – Vòng tuần hoàn nước – Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ – Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – Nước ngầm và băng hà |
4TN |
1aTL |
1bTL |
25% |
|||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||
1
|
Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc (%) |
- Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang-Âu Lạc |
4 |
1TL |
2 |
||||||
|
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc |
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc |
3 |
1TL |
2,25 |
||||||
|
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập cuối thế kỉ X |
Nội dung 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
1 |
1TL |
0,75 |
||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tổng hợp chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
I: Trắc nghiệm: 4 điểm
Phân môn: Địa lí
Câu 1. Đới nóng có lượng mưa trung bình năm từ
A. 1000mm đến trên 2000mm.
B. 1000mm đến trên 2000mm.
C. 1000mm đến trên 2000mm.
D. 1000mm đến trên 2000mm.
Câu 2. Lượng mưa trung bình năm phân bố……………..trên bề mặt Trái Đất.
A.liên tục.
B. tập trung.
C.không đều.
D.liên tục, tập trung.
Câu 3. Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?
A. Đới lạnh.
B. Đới nóng.
C. Đới ôn hòa.
D. Đới nóng, ôn hòa.
Câu 4. Trái Đất có mấy đới khí hậu?
A.3.
B.4.
C.5
D.6.
Câu 5. Một hệ thống sông bao gồm
A. chi lưu và sông chính.
B. phụ lưu và chi lưu.
C. phụ lưu và sông chính.
D. sông chính, phụ lưu và chi lưu
Câu 6. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng
A. 30,1%
B. 2,5%
C. 68,6%
D. 97,5 %
Câu 7. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương hiện tượng đó là
A. vòng tuần hoàn địa chất.
B. vòng tuần hoàn lớn
C. vòng tuần hoàn sinh vật.
D. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
Câu 8. Hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày là
A. sóng biển
B. dòng biển
C. thủy triều
D. sóng thần
Phân môn Lịch sử:
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Khoảng thế kỉ VII TCN.
B. Khoảng thế kỉ VI TCN.
C. Khoảng thế kỉ V TCN.
D. Khoảng thế kỉ IV TCN.
Câu 2: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở?
A. Việt Trì- Phú Thọ.
B. Cổ Loa
C. Thăng Long- Hà Nội
D. Hoa Lư- Ninh Bình
Câu 3: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, săn bắt, hái lượm.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước, khai hoang, hái lượm và săn bắn.
C. Trồng trọt, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.
Câu 4. Thành Cổ Loa là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào vì
A. kết cấu của thành gồm 3 vòng khép kín được xây theo hình xoáy trôn ốc.
B. thành Cổ Loa được xây dựng rất kiên cố.
C. thành là minh chứng cho trí tuệ của người Việt cổ.
D. thể hiện được sức mạnh quân sự của nhà nước Âu Lạc.
Câu 5. Triệu Đà chia nước Âu Lạc thành hai quận và sát nhập vào quốc gia nào?
A Trung Quốc.
B Nam Việt.
C Nam Hán.
D An Nam.
Câu 6. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta?
A.Đồng hoá dân tộc ta
B.Bắt nhân dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán.
C.Chiếm đất của nhân dân ta.
D.Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Câu 7. Mục đích của chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc?
A.Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
B.Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài.
C.Bắt nhân dân ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
D.Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
Câu 8: Vị tưởng nào của Hải Phòng đã dẫn quân hưởng ứng khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
A. Bà Thiều Hoa
B. Bà Lê Chân.
C. Trần Phú.
D. Nguyễn Đức Cảnh.
II. Tự luận: 6 điểm
Phân môn: Địa lí
Câu 1. (1,5 điểm): Em hãy trình bày một số biểu hiện của biến đổi khí hậu?
Câu 2. a/(0,75đ): Em hãy trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông và các nguồn cung cấp nước sông?
b/ (0,75 đ): Em hãy đề xuất một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng?
Phân môn Lịch sử:
Câu 1. (1,5 điểm). Các triều đại phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với nhân dân ta? Theo em,chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao?
Câu 2. (1,0 điểm). Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng?
Câu 3.( 0,5 điểm) . Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?
Xem đáp án trong file tải
2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2 - Đề 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
A. Lạc hầu.
B. Bồ chính.
C. Lạc tướng.
D. Xã trưởng.
Câu 2. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ III TCN đến năm 43.
B. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
Câu 3. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Cấm Khê (Hà Nội) .
D. Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Câu 6. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 7. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
Câu 8. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Luy Lâu.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành Tống Bình.
D. Thành Đại La.
Câu 9. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 10. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
B. Áp kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vũ kế.
Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 13. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm
A. 1/2.
B. 3/4.
C. 2/3.
D. 4/5.
Câu 14. Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 15. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Châu Nam Cực.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do
A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
B. sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Câu 17. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. sinh vật.
D. đá mẹ.
Câu 18. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở
A. đới ôn hòa và đới lạnh.
B. xích đạo và nhiệt đới.
C. đới nóng và đới ôn hòa.
B. đới lạnh và đới nóng.
Câu 19. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 20. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng
A. 30,1%.
B. 2,5%.
C. 97,5%.
D. 68,7%.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc có chuyển biến như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm). Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Đáp án Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-D |
3-A |
4-D |
5-C |
6-D |
7-A |
8-B |
9-B |
10-C |
11-A |
12-B |
13-B |
14-B |
15-D |
16-A |
17-D |
18-C |
19-A |
20-C |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2,0 điểm) |
* Chuyển biến về kinh tế: - Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn. - Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt,…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn. - Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh… - Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
* Chuyển biến về xã hội: - Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. + Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ. + Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội. + Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc và nô tì. - Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt liên tiếp diễn ra. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
2 (3,0 điểm) |
- Vai trò của oxi + Duy trì sự sống của cơ thể con người. + Nguyên liệu cho quá trình đốt cháy tạo năng lượng. + Đối với sự cháy: nếu không có oxi thì sẽ không có sự cháy. - Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương mù,… - Vai trò của khí cacbonic + Giúp cây xanh trong quá trình quang hợp. + Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả. + Sản xuất sương mù băng khô, phục hồi chi tiết các ống lót trục bằng đồng thau hay kim loại,… |
0,75 0,5 0,75 |
Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng - Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên. - Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện. - Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng. - Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,… |
1,0 |
Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Lịch sử lớp 6
- Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức
- Lịch Sử 6 sách Cánh Diều
- Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo
Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Địa lý lớp 6
- Địa lí 6 Kết nối tri thức
- Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Trên đây, TimDapAnđã gửi tới các bạn Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 6, mời các bạn vào luyện đề tại chuyên mục đề thi giữa học kì 2 lớp 6 trên TimDapAnnhé. Bộ đề thi với đầy đủ các môn Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh giúp các em ôn luyện trước kì thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.