Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Để đạt được điểm số cao trong bài thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 ngoài việc nắm chắc kiến thức trong SGK các bạn học sinh cũng cần tham khảo thêm đề thi của các năm trước để nâng cao kỹ năng giải đề. Hiểu được điều đó Tìm Đáp Án đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa năm học 2015 - 2016.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THANH HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Thế nào là câu chủ động? Cho một ví dụ về câu chủ động?

b. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm chủ - vị được mở rộng làm thành phần gì của câu?

Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.

Câu 2: (2.0 điểm)

Thế nào là phép tương phản trong nghệ thuật văn chương? Chỉ ra hai mặt tương phản được thể hiện trong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (6.0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân".

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7


Câu 1

a.

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Cho ví dụ đúng.

b.

  • Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu: Con mèo nhảy.
  • Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu làm thành phần chủ ngữ.

Câu 2

  • Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, cảnh tượng, tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nỏi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
  • Hai mặt tương phản:
    • Cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch.
    • Cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, nghiêm trang.

Câu 3

* Yêu cầu:

  • Về hình thức: Bài viết đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, sạch sẽ và ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Về nội dung: Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:

a. Mở bài

  • Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
    • Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.
    • Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.
  • => Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
  • Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:
    • Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
    • Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
    • Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
    • Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
    • Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
  • Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:
    • Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
    • Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
    • Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...
    • (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).
    • Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

c. Kết bài

  • Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.
  • Lời khuyên.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không rập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm