Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức (đề số 1) 

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức kèm theo hướng dẫn giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức (đề số 1)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Chú thích:

(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây

(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.

(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.

(5) Năng: có thể, hay.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc nội dung nào trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi?

  1. Tư tưởng nhân nghĩa
  2. Tình yêu thiên nhiên
  3. Ưu tư về thế sự
  4. Tình yêu đất nước

Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? 

  1. Thể thơ tự do
  2. Thể thơ thất ngôn
  3. Thể thơ tứ tuyệt
  4. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn 

Câu 3: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hiện nội dung nào dưới đây?

  1. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân
  2. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác
  3. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ
  4. Thiên nhiên đầy ắp chất nhạc, chất họa

Câu 4: Nghệ thuật đối - chính đối được sử dụng trong cặp câu nào của bài thơ Ngôn chí 10?

  1. Đề
  2. Thực
  3. Luận
  4. Kết

Câu 5: Câu thơ: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu như thế nào?

  1. Quang cảnh vắng vẻ ở nơi chùa chiền
  2. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu
  3. Lòng người dửng dưng như thầy chùa chân tu
  4. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng

Câu 6: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phải lợi danh vậy?

  1. Thân chớ bị vây bọc, lệ thuộc vào danh lợi
  2. Có thân phải có danh lợi
  3. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị
  4. Danh lợi là giá trị của bản thân

Câu 7: Câu thơ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiểu như thế nào?

  1. Uống rượu nghiêng chén uống cả trăng
  2. Uống rượu và ngắm trăng trong chén
  3. Thưởng trăng và uống rượu – thú vui tao nhã
  4. Nghiêng chén uống rượu như hớp cả bóng trăng trong chén

Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:

Câu 8: Ấn tượng của anh/chị về hình ảnh thiên nhiên qua hai câu thơ: Cây rợp chồi cành chim kết tổ - Ao quang mấu ấu cá nên bầy”.

Câu 9: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ.

Câu 10: Viết từ 5-7 câu nêu cảm nhận của anh/chị về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về danh và lợi trong cuộc sống hiện nay.

-----------------------------------------------------------------------------

Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn đọc Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là đề kiểm tra dựa theo cấu trúc mới, hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm tư liệu để ôn thi trong kì thi sắp tới. 

Tìm Đáp Án mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán lớp 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10....

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!