Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 được Tìm Đáp Án sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để có thêm tài liệu ôn thi môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.

Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.

(…)

Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.

(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản

Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Thể loại: chiếu.

0,5 điểm

Câu 2

Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là chọn người hiền tài.

0,5 điểm

Câu 3

Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:

- Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa.

- Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật.

- Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng.

1,0 điểm

Câu 4

- Mục đích: tìm kiếm người hiền tài, có đủ vẹn đức vẹn toàn để giúp vua xây dựng đất nước.

- Đối tượng: bất cứ ai có đủ tiêu chí mà vua đề ra.

1,0 điểm

Câu 5

Qua đoạn trích trên, ta thấy được tầm nhìn rộng lớn của vua Lê Lợi cùng cách xử trí, tìm kiếm người hiền tài anh minh, chính trực, cho ta thấy được cách nhìn nhận việc nước, nhân cách xứng đáng là vị vua, người trị vì đứng đầu đất nước.

1,0 điểm

Câu 6

HS rút ra thông điệp từ đoạn trích.

Gợi ý: cách tìm kiếm và lựa chọn người hiền tài của vua thời xưa giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, đem lại bài học ý nghĩa về cách tuyển chọn nhân tài.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm

0,5 điểm

3,0 điểm











0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

3

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu :

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao :

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

3TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2023. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm