Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024. Bộ tài liệu gồm 7 đề thi khác nhau có đáp án cho các em học sinh ôn tập, củng cố toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 2.

Lưu ý: Toàn bộ 7 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Số 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề )

TT

Kĩ năng

N/dung đ.vị k/thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thế giới cổ tích

Nghĩa của từ

Biện pháp tu từ

2

2

2

60

2

Làm văn

Viết bài kể lại truyện TT, TCT.

1*

1*

1*

1*

40

Tổng

20

20

40

20

100

Tỉ lệ %

20%

20%

40%

20%

100%

Tỉ lệ chung

20%

20%

40%

20%

100%

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nông thôn hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê, cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này vì muốn lợi dụng chàng trai, làm việc khỏi trả tiền nên đã hứa: "Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho”.

Không nghi ngờ gì, anh chàng ra sức làm việc không quản khó nhọc. Thế nhưng, ba năm sau, ông phú hộ không còn nghĩ gì đến lời hứa khi xưa nữa, ông trở mặt, định đem gả con gái cho một phú hộ giàu có khác ở trong làng.

Ông phú hộ định lợi dụng chàng trai làm việc không công cho mình

Ông ra điều kiện với chàng trai rằng: “Mày muốn lấy con gái của tao thì phải lên rừng, tìm ngay cho tao một cây tre có trăm đốt để làm nhà cưới vợ, thì tao mới gả con gái tao cho mày”.

Vì tình yêu, anh chàng đành nghe theo lời ông phú hộ, vác dao đi rừng, quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm hoài, tìm mãi chẳng ra, anh chàng tủi thân ngồi ôm mặt khóc. Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, nét mặt hiền hòa, hiện ra hỏi: “Tại sao con khóc?”.

Anh chàng đem kể đầu đuôi sự tình cho ông cụ nghe, ông nghe xong, bảo anh rằng: “Con hãy đi chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi đọc câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập đủ ba lần thì một trăm khúc tre sẽ tự động kết nối với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt”.

Anh chàng tủi thân ôm mặt khóc và được ông lão hiện ra giúp đỡ

Làm theo lời ông lão dặn, ngay lập tức một cây tre trăm đốt hiện ra trước mắt anh. Mừng rỡ quá, anh định vác cây tre về, nhưng vì vướng víu quá nên không mang đi được. Ông lão liền bảo anh hãy đọc: “Khắc xuất, khắc xuất đúng ba lần thì cây tre trăm đốt sẽ tách ra thành từng khúc như ban đầu”.

Chàng trai hiền lành được ông lão dạy cho câu thần chú

Chàng trai bó các khúc tre lại, gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, chuẩn bị rước dâu, anh chàng mới hay rằng mình đã bị lừa.

Về đến nhà, anh mới hay rằng mình đã bị lừa

Anh không nói gì, đợi đến lúc nhà trai đốt pháo cưới, anh đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” bỗng hóa ra một cây tre trăm đốt, anh chàng gọi ông phú hộ đến bảo là đã tìm ra được và đòi gả con gái cho anh.

Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.

Thấy vậy, ông phú hộ sợ quá nên đồng ý giữ lời hứa gả con gái cho, anh bèn đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Cuối cùng, anh nông dân và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc trọn đời.

Ông phú hộ ăn năn, hối lỗi đồng ý để chàng Khoai cưới con gái mình

(Theo: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/ )

Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là ai ?

A. Cây tre

B. Anh Khoai

C. Lão phú ông

D. Con gái phú ông

Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu chuyện anh Khoai là nhân vật như thế nào?

A. Thông minh, khôn khéo

B. Hiền lành, nhút nhát

C. Dũng sĩ có tài năng kì lạ

D. Ngốc nghếch

Câu 3 (0,5 điểm): Từ in đậm trong câu văn: “Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho” thuộc kiểu từ loại nào?

A. Từ đơn

B. Từ láy

C. Từ ghép

D. Từ Hán Việt

Câu 4 (0,5 điểm): Mâu thuẫn trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là mâu thuẫn giữa ai với ai?

A. Người thông minh và người ngốc nghếch

B. Người giàu và người nghèo

C. Chủ và tớ

D. Vợ và chồng

Câu 5 (0,5 điểm): Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích

A. Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội

B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn

C. Thể hiện ước mơ lẽ công bằng góp phần tạo lên chất lãng mạn cho câu chuyện

D. Góp phần làm cho câu chuyện mang nét đặc trưng của truyện cổ tích

Câu 6 ( 0,5 điểm): Câu văn “Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.” Có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 7 (0,5 điểm): Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cây tre trăm đốt?

A. Gieo nhân nào, gặt quả nấy

B. Ở hiền gặp lành

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Uống nước nhớ nguồn

Câu 8 (0,5 điểm): Nhận định nào không đúng về truyện cổ tích?

A Thể hiện ước mơ công bằng hạnh phúc

B. Truyện kể về sự tích các loài vật

C. Truyện gắn với sự kiện lịch sử

D. Truyện có yếu tố kì ảo

Câu 9 (1,0 điểm): Em hãy đóng vai nhân vật anh Khoai trong câu chuyện, hãy viết từ 5 đến 7 câu văn kể cho mọi người nghe về “câu chuyện của mình...”

Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung câu chuyện, em rút ra một bài học sâu sắc nào? Bài học đó có ý nghĩa gì đối với em?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm):

Qua nhân vật anh hùng mang yếu tố huyền thoại ở thời kì xa xưa, bao giờ nhân dân ta cũng gửi gắm những mong ước đẹp đẽ. Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2023 – 2024

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

D

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

D

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

- Hình thức: đảm bảo đủ số lượng câu văn, đúng chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt

- Nội dung: Hs chọn ngôi kể thứ nhất (xưng em, tôi...) kể về câu chuyện của mình. Có thể triển khai theo các ý:

+ Câu chuyện của mình là gì, với ai?

+ Bản thân có mong muốn được như thế nào?

0,25

0,75

10

- Bài học: Hs có thể đưa ra những bài học khác nhau song cần đúng với chủ đề và ý nghĩa câu chuyện, như: Bài học về tình mẫu tử, phải biết nghe lời mẹ, lòng hiếu thảo...

- Ý nghĩa của bài học: Hs đưa ra những lí lẽ về ý nghĩa của bài học đối với nhận thức, suy nghĩ, hành động và việc làm của mình như:

+ Nếu bạn là người hiền lành, lương thiện thì dù có gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở đến mấy thì vẫn sẽ luôn có người giúp đỡ, chở che.

+ Những người độc ác, ích kỷ, luôn toan tính, chỉ biết lợi ích cho bản thân mình như lão phú ông thì trước sau gì cũng gặp quả báo.

+ Giúp em biết sống hiền lành, lương thiện, biết giúp đỡ, che chở người khác.

0,25

0,75

Phần

Nội dung

Điểm

II

VIẾT

4,0

Mở bài

- Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống dẫn đến câu chuyện

Thân bài

- Kể diễn biên các sự việc (mở đầu, phát triển, kết thúc):

Khi kể biết đan xen những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân vào các tình tiết cho câu chuyện thêm sâu sắc, ý nghĩa,…

Kết bài:

- Bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, nhân vật và gửi gắm tình cảm, mong ước của mình.

0,5

2,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn.

0,25

4. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 KNTT - Đề 4

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Trích Thạch Sanh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Giải thích nghĩa của từ: “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

- Ăn cho ấm bụng

- Bạn ấy rất tốt bụng

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3: (5,0 điểm)

Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.

Đáp án đề thi Văn 6 giữa kì 2 số 2

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”

Phương thức biểu đạt chính là tự sự

b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

Câu 2:

a.

- bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày

- bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung

- bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật

b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ

Câu 3:

Bài làm tham khảo

Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn mà em đã được xem.

Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.

Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.

Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào về đội tuyển Việt Nam.

........................

Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án môn Văn giữa học kì 2 lớp 6. Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được TimDapAnsưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. Tìm Đáp Án liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.