Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh. Đề gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài là 60 phút, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án để các bạn có thể đố chiếu kết quả trong quá trình làm bài.

Mời các bạn tham khảo một số đề thi mới nhất năm 2020

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 11
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11
Thời gian làm bài: 60 phút

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố là: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; K = 39; Fe = 56, Cu = 64; Zn = 65.

Phần I: Trắc nghiệm: 2,5 điểm

Câu 1: Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 2: Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3: Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:

A. 2 B. 6 C. 10 D. 12

Câu 4: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. NH4+, NO3-, HCO3-, OH-

B. K+, H+, SO42-, OH-

C. Na+, NH4+, H+, CO32-

D. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-

Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 0,3M vừa đủ để trung hòa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml

Câu 6: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl

B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

Câu 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

C. Nước phun vào bình và không có màu.

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 37,8 gam B. 18,9 gam C. 28,35 gam D. 39,8 gam

Câu 9: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam

Câu 10: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448 B. 0,792 C. 0,672 D. 0,746

Phần II: Tự luận. 7,5 điểm

Câu 1: (2,0 điểm)

Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau đụng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, (NH4)2SO4 và KNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
NH4NO2 → N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → O2

Al(OH)3
Câu 3: (3,5 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 23,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 2M (dư), thu được dung dịch A và 7,84 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

2. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A.

3. Tính thể tích của dung dịch HNO3 ban đầu (biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng)

---------- Hết ----------

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

Phần I. Trắc nghiệm. Mỗi câu đúng 0,25 điểm

1. B 2. C 3. D 4. D 5. A
6. D 7. B 8. D 9. A 10. C

Phần 2: Tự luận.

Câu 1. 

Trình bày lời đúng cho 1,0 điểm.

Viết phương trình phản ứng đúng cho 1,0 điểm

Hướng dẫn giải

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết 3 dung dịch trên. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào 3 ống nghiệm đã được đánh số thứ tự

Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 và sủi bột khí là ống nghiệm chứa (NH4)2SO4

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → H2O + 2NH3 + BaSO4

Lọ có sủi bọt khí NH3 là NH4Cl

Ba(OH)2 + 2NH4Cl → 2H2O + 2NH3 + BaCl2

Không xuất hiên hiện tượng gì là KNO3

Câu 2: Mỗi phương trình đúng cho 0,25 điểm

NH4NO2 → N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → O2

Hướng dẫn giải

N2 + 3H2 \overset{t^{\circ }, xt, p }{\rightarrow} 2NH3

4NH3 + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  4NO + 6H2O

2NO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2Cu(NO3)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CuO + 4NO2 + O2

CuO + CO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + CO2

Câu 3

1. 2,0 điểm.

  • Viết phương trình phản ứng đúng cho 0,5 điểm
  • Lập hệ phương trình đúng cho 0,5 điểm
  • Giải hệ phương trình ra số mol Fe = 0,25 mol. Số mol Cu = 0,15 cho 0,5 điểm
  • Tính ra % Fe = 59,32%, % Cu = 40,68% cho 0,5 điểm

2. Tìm ra khối lượng 2 muối = 88,7 gam. Cho 0,75 điểm

3. Số mol HNO3 = 1,4 mol, thể tích HNO3 đủ = 0,7 lít, thể tích HNO3 dư 10% = 0,77 lít. Cho 0,75 điểm

.................................................

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!