Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh năm 2019
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh năm học 2019 - 2020 để tham khảo nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Trường THCS - THPT Newton năm học 2019 - 2020 (đợt 1)
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Trường THCS Thanh Xuân năm học 2019 - 2020
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc năm học 2019 - 2020 (đợt 1)
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Trường THCS Duy Hải, Duy Tiên năm học 2019 - 2020
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRỰC NINH |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn Ngữ văn 9 (Thời gian 120 phút) |
PHẦN I. Tiếng Việt (2,0 điểm). Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương âm đó vào bài làm.
Câu 1. Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…
- Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm về lượng
- Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm lịch sự
- Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm quan hệ
- Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm về chất
Câu 2. Có mấy từ Hán Việt trong các từ sau: Ăn uống, thành kiến, gia tài, lo lắng, quốc gia, gác - đờ - bu, in - tơ - nét, ái quốc, ti vi, giảng hòa, mít tinh, phu nhân
A.Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ
Câu 3. Thành ngữ: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về chất
- Phương châm lịch sử
- Phương châm quan hệ
- Phương châm về lượng
Câu 4. Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, dời non lấp biển, long trời lở đất, đội đá vá trời…Dòng nào sau đây nói đúng các ví dụ trên?
- Là những câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
- Là những câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
- Là những câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
- Là những câu thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
Câu 5. Trong câu văn: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long), có chứa:
- Lời dẫn trực tiếp
- Ý dẫn trực tiếp
- Lời dẫn gián tiếp
- Ý dẫn gián tiếp
Câu 6. Thuật ngữ nào không cùng lĩnh vực khoa học với các thành ngữ còn lại?
- Đường trung trực
- Đường trung tuyến
- Đường tiếp tuyến
- Đường kinh tuyến
Câu 7. Từ “Xuân” nào trong các câu sau (trích trong “Truyện Kiều, Nguyễn du”) được dùng theo nghĩa chuyển?
- Làn thu thủy nét xuân sơn
- Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
- Ngày xuân con én đưa thoi
- Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Câu 8. Tại văn phòng một công ty. Khi ấy, cách xưng hô dựa trên quan hệ nào là hợp lý?
- Quan hệ gia đình
- Quan hệ tuổi tác
- Quan hệ chức vụ xã hội
- Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp
PHẦN II. Đọc hiểu (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn đời sống đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng, đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh các sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong cả nước, và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây, có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? (0,5 điểm)
Câu 3. Em hiểu “việc nhà” và “cuộc sống lớn” mà tác giả nói đến như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 4. Em có lời đề nghị nào góp phần vào “công cuộc lớn” ấy không? (0,5 điểm)
PHẦN III. Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ ý kiến trong phần đọc hiểu: Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ. Hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc đọc sách.
Câu 2. (4,5 điểm)
Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (SGK Ngữ văn lớp 9 tập I, nxb Giáo dục Việt Nam)
Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh năm học 2019 - 2020. Đề thi gồm 3 phần với thời gian 120 phút. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên
.......................................................................
Ngoài Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt