Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Dân Hòa, Hà Nội năm học 2016 - 2017 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và chọn lọc không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 4 mà quý giáo viên cùng phụ huynh cũng có thể sử dụng để làm đề ôn tập, củng cố kiến thức cho các em. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em tham khảo.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN HOÀ | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học 2016 - 2017 |
A: Phần kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Đọc tiếng (5 điểm)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố!
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A-rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.
Con hãy hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập bị ngừng lại, thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Người bố muốn con đến trường như thế nào?
A. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
B. Con đến trường theo những người thợ.
C. Con đến trường theo các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Câu 2: Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì:
A. Nhân loại vẫn tiến bộ văn minh.
B. Nhân loại không có gì thay đổi.
C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 3. Người bố viết thư cho con để khuyên con điều gì ?
A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành.
B. Trong lúc gặp nhiều khó khăn không cần học tập.
C. Học tập khó khăn quá thì nghỉ học.
Câu 4. Hãy ghi lại các từ đơn, từ ghép trong câu: Sách vở của con là vũ khí.
.....................................................................................................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”.
Câu 6: Đặt một câu có từ “chiến sĩ”.
.................................................................................................................................................
B: Phần kiểm tra viết
I. Chính tả (nghe viết) (5đ):
Bài “Trung thu độc lập” - SGK Tiếng Việt lớp 4 tập I trang 66
Viết từ “Ngày mai, các em có quyền … đến nông trường to lớn, vui tươi”
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết thư gửi cho một người thân (ông bà ... ) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong những tháng vừa qua.
Hướng dẫn đánh giá cho điểm kiểm tra giữa học kì 1 lớp 4
A. Phần kiểm tra đọc
I. Phần đọc hiểu
- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 5. Điểm của bài kiểm tra nếu là điểm thập phân thì không làm tròn.
- Sau khi cộng điểm đọc thành tiếng thành điểm môn Tiếng Việt đọc mới được làm tròn là số nguyên.
Trắc nghiệm (Mỗi câu khoanh đúng 0,5 điểm)
Câu 1.
B. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
Câu 2: Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì:
C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 3.
A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành.
Tự luận:
Câu 4. (1điểm) Sách vở/ của/ con/ là /vũ khí.
Từ ghép: sách vở, vũ khí. 0,5 điểm
Từ đơn: của, con, là. 0,5 điểm
Câu 5. (1,5 điểm) Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”.
Câu 6: (1 điểm) Đặt một câu có từ “chiến sĩ”.
II. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 chữ/phút): 2 điểm
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0, 5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
B. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả. (nghe-viết) (15 phút) - 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm.
- Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai kích cỡ, kiểu chữ, trình bày bẩn... trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn.- 6 điểm
Nội dung của một bức thư, thường có những phần sau:
- Trên cùng đề rõ: Nơi viết thư, ngày tháng năm viết thư.
- Nêu rõ danh tính của người nhận thư, xác định rõ quan hệ tôn kính, thân thiết, … để gọi, để bày tỏ tình cảm. Ví dụ dùng các từ ngữ như: Kính gửi…, thân gửi… cho đúng mực.
- Phần chính của bức thư, người viết nói rõ lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe, các tin tức cần thiết, thông báo một vài điều cần thiết để người nhận thư biết rõ. Có thể đề nghị, yêu cầu, biểu lộ tình cảm…
Cuối bức thư là lời chúc, lời hứa, lời chào. Ký tên.