Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 9
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa học lớp 9. Đề thi học kì 1 này hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập củng cố lại kiến thức. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 2
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 3
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 4
- Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9
1. Hãy chọn câu đúng:
A. Phi kim dẫn điện tốt.
B. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
C. Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn và khí.
D. Phi kim có ánh kim.
2. Hỗn hợp A gồm một rượu no đơn chức và một axit no đơn chức. Chia A thành 2 phần đều nhau:
- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc)
- Phần 2: Este hóa hoàn toàn thu được một este. Đốt cháy este thì lượng nước sinh ra là:
A. 6,3 g
B. 3,6 g
C. 8,1 g
D. 1,8 g
3. Biết 1 mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 1432 kJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 kg etilen là:
A. 50281,4 kJ
B. 50128,4 kJ
C. 51142,85 kJ
D. 50812,4 kJ
4. Cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng với nhau?
A. SiO2 và CaO
B. SiO2 và H2O
C. SiO2 và H2SO4
D. SiO2 và CO2
5. Phản ứng xảy ra khi cho 1 mol axetilen phản ứng với 2 mol brom trong nước được biểu diễn bằng phương trình hóa học nào?
A. 3Cl2+ 2Fe → 2FeCl3
B. HCl + Na2S → H2S + NaCl
C. 2HCl + FeSO4→ FeCl2+ H2SO4
D. HCl + NaOH → NaCl + H2O
6. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra:
A. 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3
B. HCl + Na2S → H2S + NaCl
C. 2HCl + FeSO4 → FeCl2 + H2SO4
D. HCl + NaOH → NaCl + H2O
7. Một loại cao su tổng hợp (cao su buna) có cấu tạo mạch như sau:
-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-....
Công thức chung của cao su này là:
A. (-CH2-CH=)n
B. (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)n
C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n
D. (-CH2-CH=CH-)n
8. Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi và bằng bao nhiêu phần trăm?
A. 0,1 %
B. 0,001 %
C. 1 %
D. 0,01 %
9. Biết 0,1 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch clo 1M. Vậy X là chất nào sau đây?
A. C6H6
B. CH4
C. C2H4
D. C2H2
10. Khi đốt 5g một mẫu thép trong dòng Oxi thì thu được 0,1g khí CO2. Vậy phần trăm cacbon có chứa trong thép là:
A. 5,4%
B. 0,54%
C. 10,8%
D. 54%
11. Khi cho hiđrocacbon đi qua nước brom thì không có hiện tượng gì, nhưng khi cho hỗn hợp của nó với brom ra ánh sáng thì thấy hơi brom dần nhạt màu. Chất nào sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên (biết hiđrocacbon ở thể khí ở điều kiện thường)?
A. C2H4
B. CH4
C. CH4, C6H6
D. C6H6
12. Cho 8,7 g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc thu được 1,9 lít khí Cl2 (ở đktc) theo phương trình hóa học:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Hiệu suất của phản ứng là:
A. 80%
B. 75%
C. 85%
D. 70%
13. Các axit palmitic và stearic được trộn với parafin để làm nến. Công thức phân tử của 2 axit trên là:
A. C15H31COOH và C17H35COOH
B. C15H31COOH và C17H29COOH
C. C15H29COOH và C17H25COOH
D. C15H31COOH và C17H33COOH
14. Dãy các đơn chất được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:
A. F2, Cl2, S, N2
B. F2, Cl2, Br2, I2
C. I2, Br2, Cl2, F2
D. S, Cl2, F2, O2
15. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1.620.000 đvC. Giá trị của n trong công thức (-C6H10O5-)n là:
A. 8000
B. 9000
C. 7000
D. 10000
16. Dẫn các khí CH4, CH2=CH2, CH3-CH=CH2 qua nước clo. Phương trình hóa học của phản ứng là:
A. CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl (2)
B. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (1) C. Cả (2) và (3)
D. CH3-CH=CH2 + Cl2 → CH3-CHCl-CH2Cl (3)
17. Khi cho dung dịch axit HCl dư vào dung dịch gồm KHCO3 và K2CO3 sẽ xảy ra phản ứng:
A. HCl + KHCO3 → KCl + H2O + CO2 (1)
B. 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2 (2)
C. Có thể xảy ra phản ứng (1) hoặc (2)
D. Xảy ra cả phản ứng (1) và (2)
18. Trong phân tử metan
A. có 4 liên kết đơn C-H
B. có 1 liên kết đơn C-H và 3 liên kết đôi C=H
C. có 2 liên kết đơn C-H và 2 liên kết đôi C=H
D. có 1 liên kết đôi C=H và 3 liên kết đơn C-H
19. Cấu tạo của phân tử benzen có đặc điểm gì?
A. Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều (1)
B. Cả (1) và (2)
C. Có 3 liên kết đôi C = C xen kẽ ba liên kết đơn C - C (2)
D. Có 3 liên kết đơn C - C và ba liên kết đôi C = C (3)
20. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ?
A. Dung dịch H2SO4 loãng
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac
D. Tất cả các dung dịch trên
21. Hỗn hợp A gồm một axit no, đơn chức và một este no, đơn chức. Lấy m gam hỗn hợp này thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Đốt cháy hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO2. Lượng nước thu được là:
A. 2,61g
B. 10,8g
C. 2,16g
D. 1,08g
22. Đốt cháy hoàn toàn 30cm3 hỗn hợp metan và hiđro cần 45cm3 oxi. Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là:
A. 19cm3 và 11cm3
B. 20cm3 và 10cm3
C. 18cm3 và 12cm3
D. Cùng là 15cm3
23. Có ba lọ chứa các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Có thể dùng các thuốc thử nào sau đây để phân biệt?
A. Giấy quỳ tím và Na
B. Na và AgNO3/NH3
C. Giấy quỳ tím và AgNO3/NH3
D. Tất cả đều đúng
24. Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X. Sản phẩm thu được chỉ có CO2, hơi nước. Trong thành phần của X có thể có nguyên tố nào?
A. C, H, O
B. C, H
C. C, H, O, N
D. C
25. Hợp chất B có 27,8% C và 72,2% O về khối lượng. Tỉ lệ số nguyên tử C và O trong phân tử chất B là:
A. 1 : 1
B. 2 : 1
C. 1 : 2
D. 1 : 3
26. Có 2 mảnh lụa bề ngoài giống nhau, một mảnh làm bằng tơ tằm và một mảnh được chế tạo từ gỗ bạch đàn. Chọn cách đơn giản để phân biệt chúng trong các cách sau:
A. Giặt rồi phơi, mảnh nào mau khô hơn, mảnh đó làm bằng tơ tằm.
B. Đốt một mẩu, có mùi khét là làm bằng tơ tằm.
C. Ngâm vào nước xem mảnh nào ngấm nước nhanh hơn là làm từ gỗ.
D. Không thể phân biệt được.
27. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2%N2, 2%CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 g kết tủa. Giá trị của V (đktc) là:
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 3,36 lít
28. Đun nóng m1 gam rượu no đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC thu được m2 gam một chất Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5OH
B. Kết quả khác
C. C3H7OH
D. C4H9OH
29. Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2. Vậy M là kim loại:
A. Fe
B. Cu
C. Mg
D. Zn
30. Nguyên tố X ở chu kỳ 3, nhóm VI; nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính phi kim của X và Y thì thấy:
A. Y mạnh hơn X
B. Không so sánh được
C. X mạnh hơn Y
D. X và Y có tính phi kim tương đương nhau
Đáp án kiểm tra học kì 2 môn Hóa học lớp 9
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | C | A | A | C | C | A | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | C | A | C | D | C | D | A | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | B | C | C | C | B | A | C | B | A |
Đề thi này được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp, đề gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án. Nằm trong chương trình SGK môn Hóa lớp 9 nhằm kiểm tra khảo sát kiến thức môn Hóa của các bạn học sinh lớp 9 trong đầu học kì 1. Các thầy cô giáo có thể sử dụng ngay đề thi Hóa học hk1 làm đề kiểm tra 1 tiết, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian ra đề.
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa học lớp 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới