Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa lớp 9 chương 2

Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 2 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra này gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm câu trả lời, nằm trong chương trình SGK môn Hóa lớp 9. Hy vọng rằng với đề kiểm tra này sẽ giúp cho các bạn củng cố lại bài học. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới

1. Kim loại X có đặc điểm:

- Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2.

- Muối X(NO3)2 hòa tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, chọn câu đúng nhất về vị trí của X:

A. X đứng giữa Fe và Zn.

B. X đứng giữa Fe và Cu.

C. X đứng giữa Fe và H.

D. X đứng giữa Al và Fe.

2. Có một số kim loại Al, Ag, Cu, Zn, Hg, Fe và một số dung dịch HCl, MgCl2, CuSO4, AgNO3, NaOH.

Kim loại nào có phản ứng tạo khí với dung dịch NaOH?

A. Al

B. Fe

C. Zn

D. Al và Zn

3. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4. Dùng kim loại nào sau dây để làm sạch dung dịch trên?

A. Cu

B. Zn

C. Fe

D. Mg

4. Có các kim lọai: Al, Mg, Ca, Na. Chỉ dùng một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?

A. dung dịch CuSO4.

B. nước.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch H2SO4 loãng.

5. Bỏ miếng nhôm vào dung dịch axit clohi đric có dư, thu được 3,36 lít khí hiđro. Khối lượng nhôm đã phản ứng là:

A. 4,05g

B. 1,8g

C. 2,7g

D. 5,4g

6. Hỗn hợp A gồm bột Fe và Fe2O3. A có thể tan hoàn toàn trong dung dịch nào?

A. Fe2(SO4)3

B. AgNO3

C. HCl

D. NaOH

7. Có những chất sau: Al(NO3)3; CuO; MgO; BaCl2. Chất có thể tác dụng với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng, tạo thành dung dịch không màu và nước là:

A. CuO

B. MgO

C. Al(NO3)3

D. BaCl2

8. Cho một ít bột sắt tham gia phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng lấy dư được dung dịch (X). Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch (X) được kết tủa (Y) và dung dịch (Z). Lọc kết tủa (Y) rồi nung hoàn toàn trong điều kiện không có không khí được chất rắn (T). Chất rắn (T) là:

A. FeO

B. NaOH

C. Fe2O3

D. Fe(OH)2

9. Cứ 0,1 mol oxit sắt FexOy thì tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 1M. Công thức phân tử của oxit sắt đó là công thức nào sau đây:

A. Fe3O4

B. Không xác định được.

C. FeO

D. Fe2O3

10. Cho dây đồng vào ống nghiệm đựng axit sunfuric đặc, nguội. Sau đó đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng hóa học nào xảy ra?

A. Chỉ có khí không màu, mùi hắc thoát ra khỏi dung dịch.

B. Lúc đầu không có hiện tượng gì. Khi đun nóng ống nghiệm có khí không màu, mùi hắc thoát ra; dây đồng tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.

C. Ngay từ đầu khi chưa đun nóng ống nghiệm, đã có bọt khí thoát ra, dây đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.

D. Dây đồng tan đần, thu được dung dịch màu xanh.

11. Một hợp chất có 30% oxi về khối lượng, còn lại là sắt. Công thức của hợp chất là:

A. Không xác định được.

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe3O4

12. Có 3 gói bột đều là sắt FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bị mất nhãn. Có thể dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết các hợp chất trên:

A. Dung dịch HNO3.

B. Dung dịch H2SO4.

C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

13. Nhúng một lá Al vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

A. 0,54g

B. 0,64g

C. 0,27g

D. 0,81g

14. Cách sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần đúng nhất:

A. Fe, Cu, Al, Zn, Ca

B. Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au

C. Ca, Na, Cu, Au, Ag

D. K, Cu, Ag, Mg, Al

15. Có các dung dịch: AgNO3, HCl, NaOH. Chỉ dùng một loại chất nào cho dưới đây là có thể nhận biết được?

A. Các kim loại.

B. Các bazơ

C. Các oxit.

D. Các axit

16. Cho các phương trình phản ứng:

1. Cu + X → 2CuO

2. 2K + Y → 2KCl

3. Fe + Z → FeCl2 + H2

4. Mg + T ↑ MgSO4 + Cu↓

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. O2, Cl2, HCl, CuSO4

B. O2, HCl, Cl2, SO3

C. O2, Cl2, H2, CuSO4

D. O2, HCl, H2, CuO

17. Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Thí dụ minh họa là cặp phản ứng nào sau đây?

A. Na + CuSO4

B. Cu + NaCl →

C. Fe + CuSO4

D. Zn + FeCO3

18. Có 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên?

A. Al

B. Fe

C. Mg

D. Không có kim loại nào.

19. Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai:

A. Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng là Cu, Ag.

B. Kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al

D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: tất cả các kim loại trên.

20. Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:

A. Al, Cu và Ag

B. Kết quả khác

C. Al, Fe và Cu

D. Fe, Cu và Ag

21. Có một số kim loại Al, Ag, Cu, Zn, Hg, Fe và một số dung dịch HCl, MgCl2, CuSO4, AgNO3, NaOH.

Kim loại nào dưới đây có thể phản ứng với các dung dịch muối trên?

A. Fe

B. Al

C. Zn

D. Tất cả đều sai.

22. Cho dãy biến hóa sau:

Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3

Phương trình phản ứng:

Al2O3 + X → AlCl3 + H2O

AlCl3 + Y → Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 Al2O3 + Z

X, Y, Z lần lượt là:

A. NaOH, HCl, O2

B. H2, H2O, H2

C. HCl, NaOH, H2O

D. HCl, H2O, O2

23. Cho 3,44 g hỗn hợp Fe và Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, lọc lấy kết tủa mang nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 4 g. Khối lượng Fe và Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 3,23 g và 2,8 g

B. 1,12 g và 2,32 g

C. 2,32 g và 2,8 g

D. 3,8 g và 2,32 g

24. Để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn do tác động của môi trường, người ta có thể chọn biện pháp bảo vệ hợp lí nào sau đây:

A. Sơn hay đánh vec ni che bề mặt kim loại để tạo sự phân cách với môi trường.

B. Thay thế đồ dùng làm bằng kim loại bởi các vật liệu khác không bị ăn mòn như thủy tinh, chất dẻo...

C. Cải tạo môi trường không gây hiện tượng ăn mòn.

D. Thay thế kim loại bởi hợp kim chống ăn mòn.

25. Một loại máy làm bằng thép được bảo quản trong điều kiện nào thì tuổi thọ của nó sẽ dài nhất?

A. Đặt ở nơi khô ráo, không được lau chùi khi sử dụng.

B. Không dùng biện pháp bảo vệ nào.

C. Đặt ở nơi ẩm ướt, được lau chùi thường xuyên sau khi sử dụng.

D. Đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, được lau chùi sau khi sử dụng, có lớp dầu, mỡ hoặc sơn bên ngoài bảo vệ.

26. Có các dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

A. dung dịch H2SO4

B. Cu

C. dung dịch Ca(OH)2

D. dung dịch BaCl2

27. Có các chất bột: CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?

A. Dung dịch NaOH.

B. Axit clohiđric.

C. Nước.

D. Axit sunfuric loãng.

28. Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

A. 2Zn + 3Cl2 → 2ZnCl3

B. 2Na + S → Na2S

C. 2Ag + MgSO4 → Ag2SO4 + Mg

D. 4Au + O2 → 2Au2O

29. Hòa tan a gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1568cm3 khí (đktc). Nếu cũng cho a gma hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng còn lại 0,6 g chất rắn. Thành phần phần trăm của hỗn hợp hai kim loại là:

A. 57% và 43%

B. 56,5% và 43,5%

C. 57,45% và 42,55%

D. Kết quả khác.

30. Hòa tan bột nhôm lấy dư vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí hiđro. Hiệu suất phản ứng là:

A. 80%

B. 75%

C. 70%

D. 65%

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 Chương 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

B

B

C

C

B

A

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

B

A

A

C

D

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

B

A

D

B

C

B

C

B

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 9 chương 2. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm