Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10

Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 10 - Đề 4 là đề thi học kì II lớp 10 nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì 2. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì 2 lớp 10 hiệu quả.

Câu 1: Điểm công nghiệp được hiểu là:

  1. Khu vực công nghiệp tập trung gắn liền với các đô thị
  2. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp
  3. Một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp công nghiệp
  4. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp

Câu 2: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, thường dựa vào:

  1. Trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá
  2. Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển
  3. Số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải
  4. Tổng chiều dài các loại đường

Câu 3: Các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới là:

  1. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.
  2. Anh, Pháp, Việt Nam
  3. Braxin, Liên Bang Nga, Ý
  4. Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây không nằm trong cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Đường mía B. Nhựa C. Muối D. Xay xát

Câu 5: Các hình thức thể hiện sự phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp là:

  1. Chi tiết hóa, chuyên môn hóa, liên hợp hóa
  2. Chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa
  3. Liên hợp hóa, đa dạng hóa, chi tiết hóa
  4. Đa dạng hóa, hợp tác hóa, chuyên môn hóa

Câu 6: Hai quốc gia có sản lượng than đá được khai thác nhiều nhất là:

  1. Pháp, Anh
  2. Hoa Kì, Trung Quốc
  3. Nga, Ấn Độ
  4. Ba Lan, Ấn Độ

Câu 7: Sự phát triển cuả ngành công nghiệp hoá chất đã tạo điều kiện sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được tiết kiệm và hợp lí hơn vì:

  1. Có thể sản xuất được nhiều sản phẩm mới chưa từng có trong tự nhiên
  2. Có khả năng tận dụng được những phế liệu của các ngành khác
  3. Nguồn nguyên liệu cho ngành hoá chất rất đa dạng
  4. Sản phẩm của ngành hoá chất rất đa dạng

Câu 8: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn là:

  1. Khu công nghiệp tập trung
  2. Điểm công nghiệp
  3. Vùng công nghiệp.
  4. Trung tâm công nghiệp

Câu 9: Nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt may phong phú như:

  1. Bông, lông cừu, lanh, tơ tằm
  2. Tơ tằm, bông, sợi hóa học, chất dẻo
  3. Tơ sợi tổng hợp, chất dẻo, lanh, bông tằm
  4. Len nhân tạo, cao su, bông, tơ

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới ?

  1. Hóa chất
  2. Cơ khí
  3. Điện tử - tin học
  4. Năng lượng

Câu 11: Sản phẩm nào dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim đen đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất?

A. Sắt B. Khí đốt C. Dầu mỏ D. Than

Câu 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa là:

  1. Vùng công nghiệp
  2. Điểm công nghiệp
  3. Trung tâm công nghiệp
  4. Khu công nghiệp tập trung

Câu 13: Hai quốc gia có sản lượng khai thác dầu nhiều nhất là:

  1. Ảrập Xêut và Hoa Kì
  2. Liên Bang Nga và Ảrập Xêut
  3. Trung Quốc và Liên Bang Nga
  4. Hoa Kì và Liên Bang Nga

Câu 14: Sản phẩm của ngành cơ khí tiêu dùng gồm:

  1. Máy dệt, máy xay sát
  2. Máy giặt, máy tiện nhỏ
  3. Máy giặt, máy phát điện loại
  4. Máy bơm, ca nô

Câu 15: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất?

  1. Vùng công nghiệp
  2. Điểm công nghiệp
  3. Trung tâm công nghiệp
  4. Khu công nghiệp tập trung

Câu 16: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với:

  1. Vùng sản xuất nguyên liệu
  2. Điểm công nghiệp
  3. Phân bố dân cư
  4. Trung tâm công nghiệp.

Câu 17: Đặc điểm của ngành công nghiệp nặng là:

  1. Phải có vốn và quy mô sản xuất lớn
  2. Thường phải gắn liền với nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.
  3. Phải tập trung nhiều ở thành phố lớn vì cần nhiều lao động
  4. Sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người

Câu 18: Nhóm nước có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 60% trong cơ cấu GDP là:

  1. Nhóm nước đang phát triển
  2. Nhóm nước công nghiệp mới (NICs)
  3. Nhóm nước phát triển và công nghiệp mới (NICs)
  4. Nhóm nước phát triển

Câu 19: Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là

  1. Làm thay đổi sự phân công lao động
  2. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
  3. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội
  4. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Câu 20: Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện với nước, không cần diện tích rộng nhưng cần nguồn lao động trẻ có chuyên môn cao, đó là ngành công nghiệp:

  1. Luyện kim màu
  2. Điện tử - tin học
  3. Hoá chất
  4. Cơ khí

Câu 21: Sử dụng nguồn nguyên liệu thông thường (kể cả phế liệu) để sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao là ưu điểm của ngành công nghiệp:

  1. Hóa chất
  2. Chế biến thực phẩm
  3. Chế tạo máy
  4. Luyện kim đen

Câu 22: Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông vận tải hiện nay vì:

  1. Dễ khai thác.
  2. Sinh nhiệt lớn
  3. Giá rẻ
  4. Ít gây ô nhiễm

Câu 23: Các hoạt động của dịch vụ kinh doanh:

  1. Du lịch, bán buôn
  2. Bán lẻ, du lịch
  3. Tài chính, bảo hiểm
  4. Y tế, giáo dục

Câu 24: Phân loại công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ là dựa vào:

  1. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
  2. Kích thước và khối lượng của sản phẩm
  3. Lịch sử phát triển của ngành
  4. Công dụng kinh tế của sản phẩm

Câu 25: Ngành công nghiệp phân bố rộng rãi ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là:

  1. Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ và công nghiệp dệt - may
  2. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm
  3. Công nghiệp cơ khí máy công cụ và hóa dầu
  4. Công nghiệp luyện kim màu và công nghiệp thực phẩm

Câu 26: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hoá của các nước là:

  1. Cơ khí
  2. Năng lượng
  3. Luyện kim
  4. Hóa chất

Câu 27: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu như:

  1. Khai thác dầu
  2. Luyện kim đen
  3. Luyện kim màu
  4. Lọc dầu

Câu 28: Quá trình công nghiệp hóa là quá trình:

  1. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại
  2. Chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào công nghiệp
  3. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
  4. Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu

Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là “quả tim của công nghiệp nặng”?

A. Luyện kim B. Cơ khí C. Năng lượng D. Điện tử - tin học

Câu 30: Một chiếc xe chở hàng vận chuyển 5 tấn hàng hóa trên một quãng đường dài 20km thì khối lượng luân chuyển là:

A. 100 tấn.km B. 100 tấn C. 100 tấn/km D. 100 km

Câu 31: Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

  1. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp
  2. Điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, vùng công nghiệp
  3. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
  4. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp

Câu 32: Ngành công nghiệp cơ khí ở các nước đang phát triển tập trung vào lĩnh vực:

  1. Sản xuất dụng cụ thí nghiệm y học và quang học
  2. Sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn
  3. Chế tạo các loại chi tiết chính xác cho ngành hàng không
  4. Nghiên cứu chế tạo các loại nguyên liệu mới

Câu 33: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố nào sau đây?

  1. Lao động
  2. Nguồn nguyên liệu
  3. Thị trường
  4. Chi phí vận tải

Câu 34: Tổng trữ lượng than của thế giới là 13.000 tỉ tấn. Trữ lượng than của nước ta ước tính 6,6 tỉ tấn. Hỏi trữ lượng than của nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu tổng trữ lượng than của thế giới?

  1. 0,05 tỉ tấn
  2. 0,00005%
  3. 0,05%
  4. 0,00005 tấn

Câu 35: Phân ngành của ngành công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ là:

  1. Dược phẩm, thuốc trừ sâu
  2. Thuốc nhuộm, acid vô cơ
  3. Dầu hỏa, dầu bôi trơn
  4. Các chất dẻo, sợi hóa học

Câu 36: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là:

  1. Đà Nẵng, Hải Phòng
  2. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
  3. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng
  4. Hà Nội, Nha Trang

Câu 37: Xăng, dầu hỏa, cao su, dược phẩm…là sản phẩm của ngành công nghiệp nào sau đây?

  1. Hóa chất.
  2. Năng lượng.
  3. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  4. Cơ khí.

Câu 38: Năm 2003, khối lượng vận chuyển đường sắt của nước ta là 8.385,0 nghìn tấn, khối lượng luân chuyển là 2.725,4 triệu tấn.km. Hỏi cự li vận chuyển trung bình của đường sắt nước ta năm 2003 là bao nhiêu km?

A. 225 km B. 325 km C. 345 km D. 523 km

Câu 39: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

  1. Hóa dầu
  2. Điện lực
  3. Khai thác dầu khí
  4. Khai thác than

Câu 40: Khối lượng luân chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải được tính bằng:

A. Tấn B. Tấn/km C. Tấn.km D. Km

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10

1 - C

2-B

3-A

4-B

5-B

6-B

7-B

8-D

9-A

10-C

11-D

12-D

13-B

14-C

15-B

16-C

17-A

18-D

19-B

20-B

21-A

22-B

23-C

24-D

25-B

26-B

27-A

28-B

29-B

30-A

31-C

32-B

33-D

34-C

35-D

36-B

37-A

38-B

39-A

40-C

Trên đây TimDapAnhướng dẫn các bạn học tốt môn Địa lý lớp 10: Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 10 - Đề 4. Ngoài ra các bạn có thể giải bài tập Địa Lý 10 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Địa lý 10.

Bài tiếp theo: Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 10 - Đề 5

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!