Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 Phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị là đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn được chắc chắn nhất. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Ngữ văn - Phòng Giáo dục và Đào tạo Bảo Lộc, Lâm Đồng
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Ngữ văn - THCS Nguyễn Huệ, Khánh Hòa
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 8 Năm học: 2014 – 2015 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Thế nào là câu ghép?
- Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng?
... "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". (Trích "Lão Hạc" của Nam Cao).
Câu 2: (2 điểm)
Qua hai nhân vật chị Dậu (trích: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (trích: "Lão Hạc" của Nam Cao). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu suy nghĩ về số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Giới thiệu về ngày tết ở quê hương em.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Nêu đúng khái niệm câu ghép. (1 điểm)
- Câu ghép trong đoạn trích là: "Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít". (0,5 điểm)
- Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Về hình thức: Học sinh viết đúng yêu cầu đoạn văn (0,5 điểm)
- Về nội dung: Đoạn văn nêu được các ý chính sau:
- Bối cảnh xã hội: thực dân nửa phong kiến. (0,5 điểm)
- Số phận nhân vật: nghèo túng, khó khăn, vất vả. (0,5 điểm)
- Sống ân tình, thủy chung, đạo đức, giữ gìn nhân phẩm, sức sống mãnh liệt... thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. (0,5 điểm)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
1. Yêu cầu chung:
* Hình thức: Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bài làm sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.
- Biết chọn lọc và sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Biết cách sắp xếp ý, đoạn, bố cục bài hợp lí. Diễn đạt mạch lạc, lô gíc, có tính liên kết.
* Nội dung:
- Làm đúng thể loại văn thuyết minh.
- Có sự lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh đã học.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh giới thiệu được ngày tết ở quê hương mình
a. Mở bài: 1 điểm
Giới thiệu chung về ngày tết Âm lịch truyền thống của quê hương.
b. Thân bài: 4 điểm
- Không khí chuẩn bị đón tết: Vệ sinh, trang trí nhà cửa, đường làng ngõ xóm, treo băng rôn, khẩu hiệu...làm bánh, chuẩn bị thức ăn, mua sắm đồ mới...
- Không khí đón tết ở các gia đình: Cúng giỗ người thân đã qua đời, đi chúc tết, mừng tuổi...
- Các lễ hội mừng xuân: các trò chơi giân gian, lễ tảo mộ....
c. Kết bài: 1 điểm
Cảm nghĩ về ngày tết ở quê hương, tuyên truyền ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
3. Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5 - 6: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 4 - < 5: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án song có một số lỗi sai sót về chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 3 - < 4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, có sai ít lỗi về chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2 - < 3: Hiểu đúng thể loại bố cục chưa rõ ràng, nội dung nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, sai sót nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - < 2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, khi chấm giáo viên cần linh động căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em. Có thể không đủ các ý trên nhưng bài viết giới thiệu sâu sắc, hấp dẫn cũng có thể cho điểm tối đa.