Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 9 bài 43: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 43: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đây là đề kiểm tra theo bài nằm trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

1. Câu nào sau đây có thành phần gọi - đáp?

A. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.

B. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.

C. Này, hãy đến đây nhanh lên!

D. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá.

2. Ý nào sau đây không đúng với thành phần phụ chú?

A. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

B. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

C. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

D. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

3. Từ ngữ in đậm trong câu "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó" là thành phần gì của câu?

A. Khởi ngữ.

B. Thành phần tình thái.

C. Thành phần biệt lập.

D. Thành phần phụ chú.

4. Tác dụng của thành phần phụ chú là gì?

A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

B. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

C. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với các sự việc được nói đến trong câu.

D. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.

5. Từ in đậm trong câu "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất" là thành phần gì của câu?

A. Thành phần bổ ngữ.

B. Thành phần trạng ngữ.

C. Thành phần biệt lập cảm thán.

D. Thành phần biệt lập tình thái.

6. Tác dụng của thành phần gọi - đáp là gì?

A. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với các sự việc được nói đến trong câu.

B. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

C. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.

D. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

7. Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp?

A. Ngày mai đã là thứ năm rồi.

B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!

C. Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ!

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

8. Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

"Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)".

(Quê hương, Giang Nam)

A. Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của tác giả và cô gái.

B. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.

C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.

D. Miêu tả về cô gái.

9. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?

A. Này, hãy đến đây nhanh lên!

B. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.

C. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!

D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.

10. Trong câu "Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi", thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với những từ ngữ trước đó?

A. Quan hệ bổ sung.

B. Quan hệ điều kiện.

C. Quan hệ tương phản.

D. Quan hệ nguyên nhân.

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 43: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

A

B

D

B

A

C

B

A

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 43: Các thành phần biệt lập (tiếp theo). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!