Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Đa Phúc năm 2019
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải, hy vọng rằng với đề cương này các bạn sẽ có thêm tài liệu luyện tập, biết cách phân bổ thời gian. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới
- Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh học Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét chính về văn hóa truyền thống Ấn Độ và sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. Liên hệ Việt Nam
- Các vương triều nổi bật của Ấn Độ thời phong kiến
- Các giai đoạn hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Những đặc điểm nổi bật của 2 vương quốc phong kiến: Cam- pu -chia và Lào
- Chế độ phong kiến Tây Âu: Thời gian hình thành, các giai cấp chính, đặc trưng về kinh tế, chính trị (So sánh với phong kiến phương Đông).
- Những cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu và hệ quả.
- Hoàn cảnh, nội dung, thàn tựu, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A-sô-ca. B. Vương triều Gúp-ta
C. Vương triều Hác-sa. D. Vương triều Hậu Gúp-ta.
Câu 2. Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?
A. Phật giáo. B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 3. Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới.
B. Hủy diệt.
C. Bảo hộ.
D. Sấm sét.
Câu 4. Dưới thời vua A-sô-ca, loại hình chữ viết nào ở Ấn Độ được hoàn thiện?
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ cổ Brahmi.
C. Chữ Phạn (san-skơ-rít)
D. Chữ Khơ-me cổ.
Câu 5. Thần Shiva trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới
B. Hủy diệt
C. Bảo hộ
D. Sấm sét.
Câu 6. Thần Visnu trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới
B. Hủy diệt
C. Bảo hộ
D. Sấm sét.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện hoàn cảnh ra đời của Vương triều Đêli ở Ấn Độ?
A. Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đêli.
C. Người Hồi giáo đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.
D. Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 8. Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là
A. Hồi giáo.
B. Hinđu giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu.
B. Người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ.
C. Vương triều Hồi giáo Đêli rút khỏi đất nước Ấn Độ.
D. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố đất nước theo hướng "Ấn Độ hóa".
Câu 10. Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ
A. phát triển thịnh vượng.
B. trở thành đế quốc phong kiến.
C. bị nước ngoài xâm lược.
D. bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.
Câu 11. Vương triều nào đã chấm dứt thời kì phân tán loạn lạc của đất nước Ấn Độ (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV)?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đêli.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 12. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 13. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 14. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.
B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.
D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.
Câu 15. Đông Nam Á là khu vực "châu Á gió mùa" vì
A. là khu vực địa lí-lịch sử văn hóa riêng biệt.
B. có điều kiện thuận lợi, là cái nôi xuất hiện loài người.
C. có gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước.
D. có khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến cảnh quan thực vật và động vật.
Câu 16. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á thời cổ đại là
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. buôn bán đường biển.
D. chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 17. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á thời cổ đại là
A. cây lúa nước.
B. lúa mạch, lúa mì.
C. cây ngô.
D. cây lúa nương.
Câu 18. Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á?
A. Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên).
B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp.
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái.
Câu 19. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa.
B. sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.
C. ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống.
Câu 20. Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?
A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.
B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.
D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.
Câu 21. Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là
A. Khơ me. B. Chăm. C. La Hủ. D. Vân Kiều.
Câu 22. Thời kì dài nhất và phát triển nhất của vương quốc Camphuchia là thời kì
A. Ăngco. B. Ăngcovát. C. Ăngcothom. D. Uđông.
Câu 23. Văn hoá của người Campuchia ảnh hưởng nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 24. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Ăngcovát và Ăngcothom. B. Bôrôbuđua.
C. Thạt Luổng. D. Chùa hang.
Câu 25. Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin đu giáo và Phật giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hồi giáo và Hin đu giáo.
D. Ấn Độ giáo
Câu 26. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là
A. sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam.
B. sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.
C. sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.
D. sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.
Câu 27. Chủ nhân của nền văn hoá “cự thạch” (chum đá) là người
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Lào Thái. D. Chămpa.
Câu 28. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Lan Xang. B. Chân Lạp. C. Champa. D. Phù Nam.
Câu 29. Trong các thế kỉ XV - XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn
A. thịnh vượng. B. suy yếu. C. khủng hoảng. D. tan rã.
Câu 30. Trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, Lan Xang luôn thực hiện chính sách gì?
A. Quan hệ hoà hiếu.
B. Quan hệ căng thẳng.
C. Quan hệ xung đột.
D. Bế quan toả cảng.
Câu 31. Đến thế kỉ XVIII, Lan Xang luôn phải chiến đấu chống quân xâm lược nào?
A. Xiêm. B. Campuchia. C. Trung Quốc. D. Mianma.
Câu 32. Tôn giáo chủ yếu của người Lào là
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 33. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là
A. Thạt Luổng.
B. Ăngcovát.
C. Ăngcothom.
D. Chùa Vàng.
Câu 34. Văn hoá của người Lào ảnh hưởng nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc.
Câu 35. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Hin đu giáo. D. Nho giáo.
Câu 36. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. lãnh địa phong kiến.
B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc.
D. xưởng thủ công của lãnh chúa.
Câu 37. Quá trình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
B. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ.
D. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn.
Câu 38. Khi kéo vào Rôma, người Giécman đã từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ và tiếp thu tôn giáo nào?
A. Kitô giáo.
B. Hồi giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Phật giáo.
Câu 39. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là những giai cấp nào?
A. Lãnh chúa và nông nô.
B. Nông dân và nô tì.
C. Quý tộc và nông dân.
Câu 40. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. lấy công thương nghiệp làm chính.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Vua là người nắm quyền tối cao.
B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lơn.
D. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
Câu 42. Từ thế kỉ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của
A. nền kinh tế hàng hoá.
B. điền trang thái ấp.
C. đô thị hiện đại.
D. lãnh địa phong kiến.
Câu 43. Ở hậu kì trung đại, quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong
A. thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. lãnh địa.
Câu 44. Thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. những nơi có đông người qua lại.
B. thành thị cổ đại.
C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.
D. nơi có nhiều nông dân.
Câu 45. Hoạt động kinh tế chủ yếu trong thành thị là
A. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. nông nghiệp và công nghiệp.
C. thủ công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Câu 46. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu trung đại là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. thợ thủ công, nông dân.
C. lãnh chúa, quý tộc.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
Câu 47. Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu
trung đại?
A. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
B. góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp.
D. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 48. Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A. nông dân.
B. thợ thủ công.
C. nô lệ.
D. thương nhân.
Câu 49. Những quốc gia nào dưới đây đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan.
C. Bồ Đào Nha, Italia.
D. Tây Ban Nha, Anh.
Câu 50. Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ?
A. Magienlan.
B. Côlômbô.
C. Điaxơ.
D. Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 51. Trên lĩnh vực văn hoá, giai cấp tư sản muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của
A. Hi Lạp và Rôma cổ đại.
B. Lưỡng Hà.
C. Ai Cập
D. Ba Tư.
Câu 52. Trên cơ sở khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của Hi Lạp-Rôma cổ đại, giai cấp tư sản muốn xây dựng một
A. nền văn hoá mới tiến bộ.
B. chế độ chính trị mới.
C. mô hình xã hội mới.
D. nền kinh tế mới.
Câu 53. Nền văn hoá mới mà giai cấp tư sản muốn xây dựng với nội dung là gì?
A. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học-kĩ thuật.
B. Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo, coi trọng nhà thờ.
C. Chú trọng phát triển triết học kinh viện.
D. Chú trọng cải cách phong tục lối sống văn hoá.
Câu 54. I-ta-li-a được coi là quê hương của
A. phong trào Văn hoá Phục hưng.
B. cuộc cải cách tôn giáo.
C. trào lưu triết học Ánh sáng.
D. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 55. Thực chất của phong trào Văn hoá Phục là gì?
A. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá của giai cấp tư sản.
B. Cuộc đấu tranh cuối cùng trên lĩnh vực văn hoá của giai cấp tư sản.
C. Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực triết học của giai cấp tư sản mới.
D. Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế giai cấp tư sản.
Câu 56. Nội dung nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Phê phán sâu sắc chế độ phong kiến, giáo hội nhà thờ.
B. Lên án sâu sắc chế độ tư bản chủ nghĩa, giáo hội nhà thờ.
C. Lên án sự bóc lột của giai cấp tư sản.
D. Tấn công vào trật tự xã hội chiếm hữu nô lệ.
III- CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?
Câu 3. Trình bày các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Campuchia thời phong kiến. Theo em, văn hoá Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?
Câu 4. Khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào.
Câu 5. Kể tên và nhận xét những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào, Campuchia
Câu 6. Phân tích những đặc điểm về kinh tế, chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu.
Câu 7. Nhận xét đời sống của lãnh chúa và nông nô ở Tây Âu thời trung đại.
Câu 8. Nêu vai trò của thành thị trung đại.
Câu 9. Nêu nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 10. Khái quát các cuộc phát kiến địa lí lớn.
Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lí lớn đã đem đến những hệ quả gì?
Câu 12. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?
Câu 13. Phân tích tính chất và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng.
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 10, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo
-----------------------------
Ngoài Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt