Đề cương ôn tập thi cuối học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều được Tìm Đáp Án sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi học kì 1 lớp 11 nhé.

TRƯỜNG THPT………

MÔN: SINH HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: SINH KHỐI 11

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Ôn tập kiểm tra học kì I: Bài 6 đến bài 10.

MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Giai đoạn

Đặc điểm

Lấy thức ăn

- Là quá trình động vật lấy thức ăn từ môi trường sống.

Tiêu hóa

thức ăn

- Là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Gồm 2 kiểu:

+ Tiêu hóa nội bào: trong tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa trong lysosome.

+ Tiêu hóa ngoại bào: ngoài tế bào, tiêu hóa hóa học (enzyme) & tiêu hóa cơ học.

- Cấu tạo hệ tiêu hóa: Động vật chưa quan tiêu hóa, ống tiêu hóa, túi tiêu hóa.

Hấp thụ

dinh dưỡng

- Là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa di chuyển vào cơ thể thông qua

hệ tuần hoàn. Chủ yếu qua ruột non (ĐV bậc cao).

Đồng hóa

- Là quá trình tổng hợp các chất sống của cơ thể từ các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào.

- Mục đích: cấu tạo nên cơ thể, cung cấp & dự trữ năng lượng.

Thải chất cặn

- Các chất không thể tiêu hóa & hấp thu được được thải ra ngoài.

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

Động vật có túi tiêu hóa

Động vật có ống tiêu hóa

Đối tượng

Động vật đơn bào

Ruột khoang, giun dẹp

- Hầu hết ĐVCXS và ĐVKXS

Hình thức

- Tiêu hoá nội bào

- Tiêu hóa nội bào

- Tiêu hóa ngoại bào

- Tiêu hóa ngoại bào

Cấu tạo

- Cơ thể chỉ có 1 tế bào, không

có cơ quan tiêu hóa.

- Túi tiêu hóa gồm nhiều

tế bào, có 1 lỗ thông

- Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ

quan, có 2 lỗ thông

Diễn biến

- Thực bào " TH nội bào "

xuất bào

- TH ngoại bào (enzyme) " hấp thụ " TH nội bào

- TH hóa học: ruột non, dạ dày, miệng,... tiết enzyme.

- TH cơ học: miệng (nhai), dạ

dày (co bóp),...

II. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

Quá trình hô hấp gồm 5 giai đoạn: Thông khí "trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí" vận chuyển khí O2 và CO2 "trao đổi khí ở tế bào" hô hấp tế bào.

hấp qua bề mặt cơ

thể

- Đối tượng: ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun đốt, giun dẹp,...)

- Đặc điểm:

+ Khí O2, CO2 khuếch tán trực tiếp qua bề mặt cơ thể (màng tế bào hoặc da)

+ Riêng giun đất: O2 từ ngoài " da " máu " tế bào " CO2 " máu " da " ngoài.

Hô hấp qua hệ thống ống khí

- Đối tượng: côn trùng, chân khớp sống trên cạn (châu chấu, gián, ruồi, ong,...)

- Đặc điểm:

+ O2 " lỗ thở " ống khí " tế bào " CO2 " ống khí " lỗ thở " ngoài.

+ Sự thông khí: hoạt động co dãn của cơ phần bụng.

+ Không cần hệ tuần hoàn (máu) để vận chuyển khí.

Hô hấp qua mang

- Đối tượng: cá, thân mềm, chân khớp sống dưới nước (cá, trai, cua, tôm, nòng nọc,...)

- Đặc điểm:

+ O2 trong nước " phiến mang " máu " tế bào " CO2 "máu " phiến mang " ngoài.

+ Nơi trao đổi khí với dòng nước: mao mạch trên phiến mang.

+ Sự thông khí: hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng.

+ Ở cá xương, mao mạch mang xếp song song và ngược chiều với dòng nước bên ngoài.

Hô hấp bằng phổi

- Đối tượng: lưỡng cư, bò sát, chim & thú (ếch, cá sấu, chim, cá voi, hổ,...)

Lưỡng cư

Thú

Chim

Cơ quan hô

hấp

Phổi + da (chủ yếu)

Phổi

Phổi

Cấu tạo phổi

Ít phế nang

Nhiều phế nang

Túi khí

Sự thông khí

Nhờ hoạt động của cơ

thềm miệng

Nhờ các cơ hô hấp

tạo áp suất âm

Nhờ các cơ hô hấp

tạo áp suất âm

Hiệu quá

Thấp nhất (có khí

cặn trong phổi, máu

pha)

Trung bình (có khí

cặn trong phổi)

Rất cao (không có

khí cặn, luôn có khí

giàu O2 đi qua phổi)

III. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Hệ tuần hoàn hở

- Đối tượng: chân khớp, một số thân mềm

- Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm.

- Khả năng phân phối máu đến các cơ quan chậm

- Máu tiếp xúc, trao đổi chất trực tiếp với tế bào

- Dòng máu: máu từ tim " động mạch " xoang cơ thể " tĩnh mạch " về tim (không có mao mạch).

Hệ tuần

hoàn kín

- Đối tượng: ĐVCXS, giun đốt, bạch tuộc, mực ống,...

- Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy nhanh.

- Khả năng phân phối máu đến các cơ quan nhanh

- Máu trao đổi chất với tế bào quá mao mạch.

- Dòng máu: máu từ tim " động mạch " mao mạch " tĩnh mạch " về tim (máu chảy trong mạch kín).

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

- Đối tượng:

- Tim: 2 ngăn

- Máu nuôi cơ thể: Đỏ tươi (giàu O2)

- Máu từ tim " động mạch mang " mao mạch mang " động mạch lưng " mao mạch cơ thể " tĩnh mạch " tim.

- Đối tượng: giun đất, bạch tuộc*, mực ống, lưỡng cư, bò sát, chim, thú,...

- Tim: 4 ngăn (chim, thú, cá sấu), 3 ngăn (lưỡng cư), 4 ngăn hụt (bò sát)

- Máu đi nuôi nuôi thể: đỏ tươi (chim, thú, cá sấu), pha (lưỡng cư, bò sát).

- Máu từ tim " động mạch chủ " mao mạch cơ thể " tĩnh mạch chủ " tim " động mạch phổi " mao mạch phổi " tĩnh

mạch phổi " về tim.

- Cấu tạo và hoạt động của tim và hệ mạch

IV. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

- Các khái niệm: Kháng nguyên, kháng thể, vacxin, bệnh tự miễn

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch thể dịch

Miễn dịch tế bào

Tính đặc hiệu

Sẵn có, không cần tiếp xúc trước với kháng

nguyên

Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể

Nhân tố

tham gia

- Da, niêm mạc.

- Dịch tiết cơ thể.

- Các tế bào thực bào,...

- Tế bào trình diện

- Tế bào T hỗ trợ

- Tế bào B, tế bào B nhớ.

- Tương bào (TB plasma)

- Tế bào trình diện

- Tế bào T hỗ trợ

- Tế bào T độc, T độc nhớ

Cơ chế bảo vệ

- Ngăn chặn, hạn chế

- Thực bào vi khuẩn,

virus.

Kháng thể khớp với kháng nguyên tiêu diệt mầm

bệnh

Tế bào T độc tiết chất độc là tan tế bào nhiễm

Các đáp ứng miễn dịch

- Viêm, sốt, thực bào

- Tạo protein kháng khuẩn

- Đáp ứng nguyên phát (7 – 10 ngày): tiếp xúc lần đầu

- Đáp ứng thứ phát (2 – 3 ngày): tiếp xúc lần sau.

Phạm vi bảo vệ

Khắp cơ thể

Thể dịch (máu, sữa, dịch

bạch huyết)

Tế bào nhiễm

Khả năng nhớ

Không

Tốc độ

Nhanh

Chậm

Chậm

Hiệu quả

Không cao

Cao

Cao

B. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Hoàn thành bảng sau về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trên cạn? Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng), trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc.

Giai đoạn

Cơ quan thực hiện

Con đường

Vai trò

Hấp thụ nước và

khoáng

Vận chuyển nước và

khoáng

Thoát hơi nước

Câu 2. Khái niệm quang hợp ở thực vật? Sau khi học xong về quang hợp ở thực vật, bạn Tuấn đã vẽ lại sơ đồ sau đây. Theo em, sơ đồ của bạn Tuấn đã chính xác hay chưa? Giải thích. Nếu chưa chính xác em sẽ sửa lại như thế nào cho đúng?

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều

Câu 3. Đặc điểm của hệ sắc tố quang hợp? Có ý kiến cho rằng: "Tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.

Câu 4. Phân biệt 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật nào? Giải thích?

Câu 5. Trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật? Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp?

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

------------------------------------------

Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi học kì 1 lớp 11, Sinh học 11 Cánh diều.