Nội dung ôn tập Hóa 9 học kì 2 có đáp án

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2021 - 2022 TimDapAnbiên soan gồm 3 phần phần nội dung. Phần 1 tóm tắt lại lí thuyết trong tâm các bài, phần 2 đưa ra câu hỏi trắc nghiêm về lí thuyết và tính toán theo 3 mức độ để các em làm quen với dạng câu hỏi trắc nghiệm, phần 3 bài tập tự luận đánh giá khả năng trình bày của các em học sinh.

Toàn bộ nội dung đề cương ôn tập sẽ giúp các bạn năm chắc kiến thức nội dung học, luyện tập với các dạng bài tập theo từng mức độ một cách thành thạo để chuẩn bị cho bài thi Hóa học 9 học kì 2.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 9

PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy các chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?

A. CH4, C2H6.             B. CH4, C3H6.           C. C2H4, C2H6.           D. C2H4, CH4.

Câu 2. Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Br , có số công thức cấu tạo là

A. 1          B. 2            C.3          D. 4

Câu 3. Có các công thức cấu tạo sau, công thức biểu diễn mấy chất A

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 9

A. 3 chất. B. 2 chất. C. 1 chất. D. 4 chất.

Câu 4. Một hợp chất rượu có công thức C3H7OH. Số công thức cấu tạo của rượu trên là bao nhiêu?

A. 4           B. 5           C. 3          D. 2

Câu 5. Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 85,71% cacbon. Công thức phân tử của (X) là

A. C2H6             B. C3H6             C. C2H4             D. C3H8

Câu 6. Tính chất vật lí cơ bản của metan là

A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.

B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.

C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hiđrocacbon X khi đem đốt (trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Hiđrocacbon đó là

A. C2H2           B. C2H4          C. CH4              D. C3H6

Câu 8. Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo ?

A. C3H6                B. C4H8               C. C2H4       D. CH4

Câu 9. Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là

A. khí nitơ và hơi nước.       B. khí cacbonic và khí hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon. D. khí cacbonic và hơi nước.

10. Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, Br. Khí metan phản ứng được với

A. H2O, HCl              B. Cl2, O2           C. HCl, Cl2            D. O2, Br2, HCl

Câu 11. Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng

A. khí nito        B. khí hiđro       C. dung dịch brom          D. khí oxi

Câu 12. Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.

Câu 13. Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là

A. metan.         B. etan.           C. etilen.           D. axetilen.

Câu 14. Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là

A. tham gia phản ứng thế với dung dịch brom.

B. tham gia phản ứng cộng với khí nito.

C. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

Câu 15. Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là

A. phản ứng cháy.             B. phản ứng thế.

C. phản ứng cộng.            D. phản ứng trùng ngưng.

Câu 16. Khí X có tỉ khối so với hiđro là 15. Khí X

A. CH.        B. C3H8         C. C2H6      D. C2H4

Câu 17. Biết 0,02 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,2M. Vậy X là

A. C2H4                B. CH4              C. C2H2            D. C2H6

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí etilen ở đktc. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng ở đktc là (biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí)

A. 13,44 lít; 67,2 lít.            B. 16,8 lít; 84 lít.

C. 6,72 lít; 33,6 lít.             D. 3,36 lít; 16,8 lít.

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là

A. 13,44 lít; 17,6 gam.         B. 6,72 lít; 13,2 gam.

C. 11,2 lít; 22 gam.             D. 5,6 lít; 11 gam.

Câu 20. Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là

A. 50 % ; 50%.             B. 40 % ; 60%.

C. 30 % ; 70%.             D. 80 % ; 20%.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 25 cm3 một hỗn hợp gồm metan và etilen thì cần 60 cm3 oxi ( các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 60% ; 40%.             B. 50% ; 50%.

C. 40% ; 60%.             D. 30% ; 70%.

Câu 22. Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

A. 78,30C.               B. 7,30C.

C. 73,50C.               D. 73,70C.

Câu 23. Trong 100 ml rượu 550 có chứa

A. 55 ml nước và 45 ml rượu nguyên chất.

B. 55 ml rượu nguyên chất và 45 ml nước.

C. 55 gam rượu nguyên chất và 45 gam nước.

D. 55 gam nước và 45 gam rượu nguyên chất.

Câu 24. Nhóm –OH trong phân tử rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là

A. tác dụng được với kim loại giải phóng khí hiđro.

B. tác dụng được với natri, kali giải phóng khí hiđro.

C. tác dụng được với magie, bạc giải phóng khí hiđro.

D. tác dụng được với đồng, sắt giải phóng khí hiđro.

Câu 25. Cho 5,6 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 4,6 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là

A. 44,4%. B. 45,6 %.

C. 66,7%. D. 55,8 %.

Câu 26. Rượu etylic có khả năng hòa tan trong nước hơn metan, etilen là do

A. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon.

B. trong phân tử rượu etylic có 6 nguyên tử hiđro.

C. trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.

D. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro.

Câu 27. Đốt cháy dẫn xuất của hidrocacbon X, chứa 1 nguyên tử oxi theo sơ đồ sau:

X + 3O2  2CO2 + 3H2O X là

A. C2H4O.           B. C2H6O.

C. C3H8O.           D. C3H6O.

Câu 28. Hòa tan một mẫu natri dư vào rượu etylic nguyên chất thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc). Thể tích rượu etylic đã dùng là (Biết khối lượng riêng của rượu etylic là D= 0,8g/ml)

A. 11,0 ml. B. 11,5 ml.

C. 12,0 ml. D. 12,5 ml.

Câu 29. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

A. trên 5%.        B. dưới 2%.

C. từ 2% - 5%.  D. từ 3% - 6%.

Câu 30. Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

A. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

B. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Câu 31. Phản ứng lên men giấm là

A. C2H6O + H2O \overset{}{\rightarrow} CH3COOH + H2O.

B. C2H5OH CH3 \overset{}{\rightarrow} COOH + H2O.

C. C2H5OH + O2 \overset{}{\rightarrow} CH3COOH.

D. C2H5OH + O2 \overset{}{\rightarrow} CH3COOH + H2O.

Câu 32. Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là ( không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)

A. CH3COOH và NaOH.

B. CH3COOH và H3PO4.

C. CH3COOH và Ca(OH)2.

D. CH3COOH và Na2CO3.

Câu 33. Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

A. làm quỳ tím hóa xanh.          B. làm quỳ tím hóa đỏ.

C. không làm quỳ tím đổi màu. D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 34. Cho dung dịch chứa 10 gam CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là

A. CH3COOK và KOH.

B. CH3COOK và CH3COOH.

C. CH3COOK.

D. CH3COOK, CH3COOH và KOH.

Câu 35. Cho axit axetic tác dụng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng. Sau phản ứng thu được 44 gam etyl axetat. Khối lượng CH3COOH và C2H5OH đã phản ứng là

A. 60 gam và 46 gam.        B. 30 gam và 23 gam.

C.15 gam và 11,5 gam.     D. 45 gam và 34,5 gam.

Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là

A. 0,56 lít. B. 4,48 lít.

C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.

Câu 37. Cho 30 gam axit axetic CH3COOH tác dụng với rượu etylic dư có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%). Khối lượng etyl axetat tạo thành là

A. 33 gam. B. 44 gam.

C. 55 gam. D. 66 gam.

Câu 38. Hòa tan 20 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra ( đktc) là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.

Câu 39. Cho dung dịch chứa10 gam hỗn hợp C2H5OH và CH3COOH tác dụng với Zn dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) . Thành phần phần trăm theo khối lượng của rượu etylic và axit axetic lần lượt là

A. 30% và 70%. B. 40% và 60%.

C. 70% và 30%. D. 60% và 40%.

Câu 40. Chọn câu đúng trong các câu sau

A. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH tác dụng được với KOH.

B. Những chất có nhóm –OH tác dụng được với K.

C. Những chất có nhóm –COOH tác dụng với KOH nhưng không tác dụng với K.

D. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH cùng tác dụng với K và KOH.

Câu 41. Cho sơ đồ sau:

CH2 = CH2 + H2O \overset{xt}{\rightarrow} X

X + O2 \overset{men}{\rightarrow}Y + H2O

X + Y \overset{H2SO4,to}{\rightarrow}CH3COO-C2H5 + H2O

X, Y là

A. C2H6, C2H5OH.

B. C2H5OH, CH3COONa.

C. C2H5OH, CH3COOH.

D. C2H4, C2H5OH.

Câu 42. Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được

A. glixerol và một loại axit béo.

B. glixerol và một số loại axit béo.

C. glixerol và một muối của axit béo.

D. glixerol và xà phòng

Câu 43. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. glixerol và muối của một axit béo.

B. glixerol và axit béo.

C. glixerol và xà phòng.

D. glixerol và muối của các axit béo

Câu 44. Chất nào sau đây không phải là chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (CH5COO)3C3H5.

Câu 45. Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là

A. 890 đvC.

B. 423 đvC.

C. 372 đvC.

D. 780 đvC.

Câu 46. Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có axit làm xúc tác

A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O \xrightarrow[to]{axit}C3H5(OH)3 + 3RCOOH

B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O \xrightarrow[to]{axit}3C3H5OH + R(COOH)3

C. 3RCOOC3H5 + 3H2O \xrightarrow[to]{axit}3C3H5OH + 3R-COOH

D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O \xrightarrow[to]{axit}3C3H5OH + R-(COOH)3

>> Tài liệu vẫn còn vui lòng tải link bên dưới để tham khảo thêm <<

TimDapAnđã giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2021 - 2022 gồm 3 phần chính, phần nội dung trong tâm kì 2 hóa Học, phần 2 gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm bám sát nội dung chương trình học, được chia ra thành các cấp độ khác nhau, giúp các em có thể luyện tập nhanh phần lí thuyết và bài tập tinh toán nhanh.10 câu tự luận phần cuối cùng sẽ giúp các em nắm được các dạng bài tập hoàn thành sơ đồ phản ứng, nhận biết các hợp chất, bài toán tổng hợp về tính toán có trong chương trình Hóa 9.

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2019 - 2020. Để có thể học tốt các môn học trong chương trình lớp 9, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu 20 chuyên đề bồi dưỡng Hóa lớp 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lí thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà TimDapAntổng hợp biên soạn và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!