Đề cương ôn tập học kì 1 môn LSĐL lớp 7
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023 - 2024 trọn bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều tổng hợp phần lý thuyết cơ bản và các câu hỏi ôn tập Lịch sử Địa lí lớp 7 có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tham khảo hay giúp các bạn củng cố kiến thức đã học, ôn thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí hiệu quả. Chúc các bạn học tốt.
1. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Nội dung ôn tập LSĐL 7
1.1. Phần Lịch sử
- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Thành thị trung đại ra đời.
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
- Hành trình và hệ quả của một số cuộc phát kiến địa lí
- Những thay đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu.
- Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
- Nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo
- Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Sự phát triển kinh tế thời Minh- Thanh
- Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Giúp-ta
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương triều hồi giáo Đê-li
- Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đế quốc Môn-gô. Những thành tựu tiêu biểu
1.2. Phần Địa lí
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Âu.
- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
- Khái quát về Liên minh châu Âu
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Á.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Phi.
- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi
2. Câu hỏi ôn tập LSĐL 7
2.1. Phần Lịch sử
Câu 1: Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là:
A. nông nô.
B. thương nhân.
C. nông dân.
D. thợ thủ công.
Câu 2: Phường hội là tổ chức của
A. Thợ thủ công
B. Thương nhân
C. Nông dân tự do
D. Các chủ xưởng
Câu 3: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ
D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa
Câu 4: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn
B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ
C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô
D. Hình thành các vương quốc phong kiến
Câu 5: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua
A. Tô thuế
B. Sản phẩm cống nạp
C. Tô hiện vật
D. Tô lao dịch
Câu 6: Cuộc sống của họ luôn gắn với ruộng đất trong các lãnh địa phong kiến. Đó là đời sống của:
A. lãnh chúa.
B. nông nô.
C. nô lệ.
D. nông dân.
Câu 7. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân và nô lệ.
B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Thương nhân và quý tộc.
Câu 8. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
A. Mĩ, Anh.
B. Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Pháp, Đức.
Câu 9. Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?
A. Mũi Bão Tố.
B. Mũi Hảo Vọng.
C. Mũi Né.
D. Mũi Cà Mau.
Câu 10. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
A. Mĩ, Anh.
B. Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Pháp, Đức.
Câu 11. Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là
A. C. Cô-lôm-bô.
B. Đi-a-xơ.
C. Ph. Ma-gien-lan.
D. Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 12. Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?
A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất
B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp
C. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản
D. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp
Câu 13. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
Câu 14. Hoàn thành nội dung sau: là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.
A. Hộ chăn nuôi
B. Xưởng dịch vụ
C. Khu công nghiệp
D. Công trường thủ công
Câu 15: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao
A. giáo lý của Thiên Chúa giáo.
B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
C. trật tự và lễ giáo phong kiến.
D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 16: Văn hóa Phục hưng là gì?
A. là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.
B. là cải cách cái mới
C. là cuộc khởi nghĩa cái mới về văn hóa thời trung đại
D. là cuộc đấu tranh đòi chính quyền
Câu 17: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là
A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.
B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
C. tập thơ “Mùa hái quả”.
D. sử thi “I-li-át”.
Câu 18: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?
A. Ma-gien-lăng.
B. Sếch-xpia.
C. Mác-tin Lu-thơ.
D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 19: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.
B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 20: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.
C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.
·D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng. Câu 21: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn xem toàn bộ tài liệu và đáp án trong file tải về.
2. Đề cương ôn tập HK1 Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức.
1. Nội dung ôn tập
1.1. Phần Lịch sử
- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Thành thị trung đại ra đời.
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
- Nguyên nhân; hành trình và hệ quả của một số cuộc phát kiến địa lí.
- Những thay đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu.
- Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
- Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX
- Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX
- Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Vương quốc Campuchia
- Vương quốc Lào
- Đất nước buổi đầu độc lập (939-967): Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
- Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009): Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh - Tiền Lê
1.2. Phần Địa lí
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).
- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư Châu Âu di cư và đô thị hoá ở châu Âu.
- Biết được nguy cơ của tình trạng dân số ngày càng già đi của Châu Âu.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á
- Nêu được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
2. Câu hỏi ôn tập
2.1. Trắc nghiệm
Phần Lịch sử
Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 2: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 4: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Câu 5: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.
Câu 6: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. Trang trại.
B. Lãnh địa.
C. Phường hội.
D. Thành thị.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến? A.Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu 9: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Câu 10: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
A. Mĩ, Anh
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Ý, Bồ Đào Nha
D. Anh, Pháp
Câu 12: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi sang hướng đông.
B. Đi về phía tây.
C. Đi xuống hướng nam.
D. Ngược lên hướng bắc.
Câu 13: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B. Đi-a-xơ.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. V. Ga-ma.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc.
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc
Câu 15: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 16: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là
A. B. Đi-a-xơ. B. C. Cô-lôm-bô. C. V. Ga-ma. D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 17: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân tá điền
C. Tư sản và vô sản
D. Quý tộc và công nhân
Câu 18: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn xem toàn bộ tài liệu và đáp án trong file tải về.
3. Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều
1. Nội dung ôn tập LSĐL 7
1.1. Phần Lịch sử
- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Đặc điểm lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Thành thị Tây Âu thời trung đại
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới và hệ quả của nó
- Phong trào Văn hóa Phục hưng
- Nguyên nhân bùng nổ, nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
- Khái quát tiến trình lịch sử và văn hóa Trung Quốc
- Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
1.2. Phần Địa lí
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Âu
- Khái quát Liên minh châu Âu
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Á
- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi
- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
2. Câu hỏi ôn tập Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều
2.1. Phần Lịch sử
Câu 1: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
A. Người Ấn Độ
B. Người Thổ Nhĩ Kì
C. Người Mông Cổ
D. Người Trung Quốc
Câu 2: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 3: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?
A. A-cơ-ba
B. A-sô-ca
C. Sa-mu-dra-gup-ta
D. Mi-bi-ra-cu-la
Câu 4: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
B. Cùng theo đạo Hồi
C. Cùng theo đạo Phật.
D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
Câu 5: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?
A. Thế kỉ V TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Thế kỉ VII TCN.
D. Thế kỉ XVIII TCN.
Câu 6: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?
A. Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.
B. Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều.
C. Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn.
D. Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc.
Câu 7: Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì?
A. Kim văn.
B. Trúc thư.
C. Giáp cốt văn.
D. Thạch cổ văn.
Câu 8: Tập thơ nào cổ nhất ở Trung Quốc, gồm những sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?
A. Kinh Thi.
B. Sở Từ.
C. Thiên Vấn.
D. Ly tao.
Câu 9: Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là
A. Vạn lý trường thành.
B. Đền Pác-tê-nông.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 10: Công trình kiến trúc nào dưới đây của nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Vạn lí trường thành.
B. Đền Pác-tê-nông.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:
A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.
B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.
C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.
D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của.
Câu 12: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thờigian nào?
A. Thời Nguyên.
B. Thời Minh.
C. Thời Thanh.
D. Thời Tống.
Câu 13: Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ
A. Nộp tô.
B. Nộp sưu.
C. Đi lao dịch.
D. Phục vụ.
Câu 14: Ai là người lập lên triều đại nhà Hán ở Trung Quốc?
A. Tần Thủy Hoàng.
B. Lưu Bang.
C. Tư Mã Viêm.
D. Lý Uyên.
Câu 15: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì
A. Nhà Hạ.
B. Nhà Thương.
C. Nhà Chu.
D. Xuân Thu - Chiến Quốc.
Câu 16: Nông dân mất đất, phải vào làm thuê trong các đôn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành
A. công nhân canh tác.
B. công nhân xí nghiệp.
C. công nhân chất lượng cao.
D. công nhân nông nghiệp.
Câu 17: Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dân dân được thay thế bằng
A. các nhà máy xí nghiệp.
B. các công trường thủ công.
C. các khu chế xuất.
D. các khu công nghiệp.
Câu 18: Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn cũng chuyển dân sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập
các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dân trở thành
A. tư sản địa chủ.
B. tư sản mại bản.
C. tư sản công nghiệp.
D. tư sản nông nghiệp.
Câu 19: Nhà tư bản gồm những thành phần nào?
A. Thương nhân.
B. Chủ ngân hàng.
C. Chủ xưởng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 20: Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa
A. quý tộc và tá điền.
B. tư sản và vô sản.
C. giám đốc và công nhân.
D. địa chủ và nông dân.
Câu 21: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
A. Đạo Hồi.
B. Đạo Tin Lành.
C. Đạo Do Thái.
D. Đạo Kito
Câu 22: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu 23: Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương làm gì?
A. Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.
B. Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
C. Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 24: Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?
A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản
C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn
Câu 25: Kiệt tác nhân loại Bữa ăn tối cuối cùng gắn liền với tên tuổi họa sĩ nào?
A. Pablo Picasso
B. Vincent van Gogh
C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
D. Paul Cézanne
Câu 26: Mi-ken-lăng-giơ nổi tiếng với lĩnh vực nào?
A. kiến trúc và văn học
B. kiến trúc, điêu khắc và hội họa
C. hội họa và ẩm thực
D. khoa học và kỹ thuật
Còn tiếp..........
Còn tiếp..........
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới, TimDapAngiới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.