Tải về Bản in

Ôn tập hóa 10 học kì 1

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi Hóa học lớp 10 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập và hệ thống kiến thức Hóa học lại hiệu quả. Đề cương gồm nhiều bài tập với các dạng bài khác nhau, mời các bạn tham khảo.

Bài 1 (2đ): Bài tập số hạt viết cấu hình

Bài 1.1: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu tạo bởi 115 hạt. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định A; N của nguyên tử trên.

Bài 1.2: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết: Tổng số hạt cơ bản là 13.

Bài 1.3: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.

b) Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.

c) Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.

d) Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.

e) Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.

f) Tổng số hạt cơ bản là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.

Bài 1.4: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 13.

b) Tổng số hạt cơ bản là 18.

c) Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.

d) Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.

Bài 2 (3đ): hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với nước/axit

Câu 2.1: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Tìm Hai kim loại

Câu 2.2: Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro (ở đktc). Tìm X và Y

Câu 2.3: Cho 1,08 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thoát ra 0,672 lít H2 (đktc). Tìm Hai kim loại

Câu 2.4: Hòa tan 20,2 (g) hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm I vào nước thu được 6,72 (l) khí (đkc) và dung dịch A.

a) Tìm tên hai kim loại.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.

Câu 2.5: Hoà tan hoàn toàn 42,55 (g) hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kỳ kế tiếp nhau vào nước thu được 8,96 (l) khí (đkc) và dung dịch A.

a) Xác định hai kim loại A, B.

b) Trung hoà dung dịch A bằng 200 (ml) dung dịch HCl. Tính CM của dung dịch HCl đã dùng.

Bài 3 (3đ):

a) Xác định số OXH

b) Dựa vào độ âm điện xác định loại liên kết

c) Cân bằng phản ứng OXH – KH

1) Hãy xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, clor, mangan trong các chất:

a) H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, SO42-, HSO4-.

b) HCl, HClO, NaClO2, KClO3, Cl2O7, ClO4, Cl2.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, H2MnO2, MnSO4, Mn2O, MnO4.

2) Hãy xác định số oxy hoá của N trong:

NH3; N2H4; NH4NO4 ; HNO2; NH4

N2O; NO2; N2O3; N2O5; NO3

3) Xác định số oxy hoá của C trong;

CH4; CO2; CH3OH; Na2CO3; Al4C3

CH2O; C2H2; HCOOH; C2H6O; C2H4O2

4) Tính SOH của Cr trong các trường hợp sau: Cr2O3, K2CrO4, CrO3, K2Cr2O7, Cr2(SO4)4.

5) Xác định loại liên kết trong các phân tử sau:

a) NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl

b) K2S, Na2O, NaF , H2S , HClO , KCl

(Cho biết độ âm điện: Na: 0,93 ; Li: 0,98 ; Mg: 1,31 ; Al: 1,61 ; P: 2,19 ; S: 2,58 ; Br: 2,96 và N: 3,04. O:3,5, Cl: 3,0; C:2,55; H 2,2)

6) Cân bằng các phương trình phản ứng sau:

a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.

b) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

c) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O.

d) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.

e) FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + CO2 + H2O.

f) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.

g) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.

h) FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

i) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

j) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.

Bài 4 (2đ): Xác định vị trí khi biết nguyên tử, ion

1) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p6.

Cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố và tên của nó.

2) Các ion X+, Y và nguyên tử Z nào có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6? Xác định vị trí của X, Y, Z

3) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6

Xác định vị trí của X, Y

4) Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn

5) Ion X3+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d5. Xác định Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

..................................

 

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu Đề cương ôn tập hóa 10 học kì 1 năm 2020 tới các bạn. Để có bài kiểm tra cuối kì đạt kết quả cao và tốt nhất, các bạn học sinh lưu ý nắm chắc các nội dung kiến thức sách giáo khoa hóa 10 kì 1. Luyện tập làm các dạng bài tập theo bài và vận dụng làm bài tập tổng hợp nâng cao. 

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà TimDapAntổng hợp biên soạn và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm