Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 - Bài 20

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 - Bài 20 có đáp án đi kèm được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954). Mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 - Bài 20 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 41 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài 20. Bài viết cho thấy được kế hoạch Na-va, âm mưu của Pháp và Mĩ trong kế hoạch Na-va, kế hoạch tác chiến Đông - Xuân, chiến dịch Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơ-ne-vơ.. Bài tập trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 – BÀI 20

Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?

A. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị

B. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

C.Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

D. Cuộc chiến tranh Triều Tiên của Mĩ kết thúc

Câu 2. Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?

A. Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.

B. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.

C. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.

D. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính.

Câu 3. Kế hoạch Nava chia làm bao nhiêu bước?

A. Hai bước

B. Ba bước

C. Bốn bước

D. Năm bước

Câu 4. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 44 tiểu đoàn

B. 80 tiểu đoàn

C. 84 tiểu đoàn

D. 86 tiểu đoàn

Câu 5. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 40 tiểu đoàn

B. 44 tiểu đoàn

C. 46 tiểu đoàn

D. 84 tiểu đoàn

Câu 6. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va

A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sựquyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 7. Nội dung cơ bản trong bước I của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược miền Nam

B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

C. Tấn công chiến lược hai miền Bắc - Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông Xuân 1953-1954?

A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.

B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu

C. Tránh giao chiến miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán

D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong đông xuân 1953-1954

Câu 9. Đông xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào

C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào

D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

Câu 10. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9-1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

A. Chính trị và quân sự.

B. Chính diện và sau lưng địch

C. Quân sự và ngoại giao.

D. Chính trị và ngoại giao.

Câu 11. Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

B. “Đánh chắc, thắng chắc”.

C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.

D. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh chắc thắng”.

Câu 12. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó... Đó là phương hướng chiến lược của ta trong

A. Phá sản kế hoạch Na-va

B. Chiến dịch Tây Bắc

C. Đông Xuân 1953-1954

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 13. Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là gì?

A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp

B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp - Mĩ

C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi

D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp

Câu 14. Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê-nô, Luông- pha-băng

B. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Luông-pha-băng

C. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plây-cu, Luông-pha-băng

D. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Sầm Nưa

Câu 15. Khấu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”

B. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”

C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”

D. “Thà hy sinh tất cả chứ không để mất nước, không làm nô lệ”

Câu 16. Lý do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-Va

B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ

C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với Miền Bắc Đông Dương

D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ

Câu 17. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành

A. 45 cứ điểm và 3 phân khu

B. 49 cứ điểm và 3 phân khu

C. 50 cứ điểm và 3 phân khu

D. 55 cứ điểm và 3 phân khu

Câu 18. Niên đại nào sau đây gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. 30-3 đến 26-4-1954

B. 30-3 đến 24-4-1954

C. 01-5 đến 5-7-1954

D. 01-5 đến 9-5-1954

Câu 19. Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ thuật?

A. Vì địch không vận chuyển kịp

B. Vì cách xa hậu cứ của địch

C. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn

D. Vì địch tháo chạy sang Lào.

Câu 20. Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc của thế kỉ XX như

A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa

B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa

C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm - Xoài Mút, một Đống Đa

D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa

Câu 21. Để phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất?

A. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng

B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch

C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở

D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plâycu, Luông-pha-băng

Câu 22. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm

B. 56 ngày đêm

C. 60 ngày đêm

D. 66 ngày đêm

Câu 23. Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:

A. Cứ điểm Him Lam.

B. Sân bay Mường Thanh

C. Đồi A1, C1

D. Sở chỉ huy Đờ- cat-xtơ- ri

Câu 24. Quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam, địch ở cứ điểm Độc Lập và Bản Kéo ra hàng. Đó là chiến thắng của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

A. Đợt 1.

B. Đợt 2

C. Đợt 3

D. Đợt 1 và đợt 2

Câu 25. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào?

A. Lơcléc

B. Nava

C. Đờ Gôn

D. Đờ Catxtơri

Câu 26. Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ.

B. Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.

C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.

D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao

Câu 27. Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?

A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

D. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.

Câu 28. Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ?

A. Chiến thắng Biên giới.

B. Chiến thắng Tây Bắc.

C. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Câu 29. Nội dung nào không phải ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

A. Đập tan kế hoạch Nava

B. Giáng một đoàn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước

Câu 30. Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ?

A. Do sức ép của Liên Xô

B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang

C. Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ

D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối

Câu 31. Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình Đông Dương họp từ ngày nào?

A. Ngày 26-4-1954

B. Ngày 1-5-1954

C. Ngày 7-5-1954

D. Ngày 8-5-1954

Câu 32. Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp,

C. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.

Câu 33. Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xồ.

B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.

C.Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.

Câu 34. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Giơnevơ là

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Phạm Văn Đồng

D. Trường Chinh

Câu 35. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận:

A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.

B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương

C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.

D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 36. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.

B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Câu 37. Từ lúc Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc đến lúc những văn bản của Hội nghị được kí kết mất khoảng thời gian bao lâu?

A. 90 ngày

B. 80 ngày.

C. 85 ngày

D. 95 ngày.

Câu 38. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?

A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.

C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu 39. Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng

B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng

C. Có hậu phương vững chắc.

D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương

Câu 40. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh...”. Đó là câu nói của ai?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Trường Chinh

D. Phạm Văn Đồng

Câu 41. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Đó là ý nghĩa lịch sử của

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Hội nghị Giơnevơ

C. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ

D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 - Bài 20. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà TimDapAntổng hợp và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!