Câu hỏi trắc nghiệm phần Các nước Đông Bắc Á - Mặt trận chính trị ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp
Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử: Các nước Đông Bắc Á - Mặt trận chính trị ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức theo các mức độ: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng nâng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả.
350 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử ôn thi THPT Quốc gia 2017
Tổng hợp 400 câu trắc nghiệm lịch sử thế giới giai đoạn 1945 - 2000
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHẦN CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á VÀ MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á: 8 NHẬN BIẾT- 3 THÔNG HIỂU - 1 VẬN DỤNG
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia (vùng lãnh thổ) nào ở Đông Bắc Á vươn lên thành "con rồng kinh tế" châu Á?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. D. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Câu 2. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế quốc gia nào ở Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên.
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Nhân dân khởi nghĩa chống Nhật giành chính quyền.
B. Nhân dân bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Nhân dân lật đổ chế độ phong kiến.
D. Diễn ra nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
Câu 4. Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập tháng 10/1949 do ai đứng đầu?
A. Mao Trạch Đông. B. Chu Ân Lai. C. Tưởng Giới Thạch. D. Lưu Thiếu Kì.
Câu 5. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Chu Ân Lai. B. Lưu Thiếu Kì. C. Đặng Tiểu Bình. D. Tập Cận Bình.
Câu 6. Mục tiêu Trung Quốc đề ra trong công cuộc cải cách - mở cửa là trở thành một quốc gia
A. công bằng, dân chủ, văn minh. B. giàu mạnh, công bằng, văn minh.
C. hiện đại, dân chủ, văn minh. D. giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Câu 7. Con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ vào không gian có tên gọi là gì?
A. Thần Châu 5. B. Thần Châu 4. C. Phương Đông. D. Nasa.
Câu 8. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Kông, Đài Loan. B. Hồng Kông, Ma Cao.
C. Ma Cao, Đài Loan. D. Tây Tạng, Hồng Kông.
Câu 9: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949) mang tính chất gì?
A. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa quốc tế to lớn như thế nào?
A. Làm suy yếu chủ nghĩa Đế quốc.
B. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
C. Nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
D. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt về công nghiệp vũ trụ?
A. Chế tạo thành công tàu vũ trụ.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Phóng thành công 4 con tàu Thần Châu ở chế độ tự động.
D. Phóng thành công tàu Thần Châu 5.
Câu 12: Điểm nào thể hiện sự đổi mới về tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc?
A. Kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Kiên định đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. D. Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân.
2. MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(13 câu nhận biết)
Câu 1. Kết quả của giải pháp "hòa để tiến" là gì?
A. Quân Pháp kéo ra Bắc B. Hiệp định Sơ bộ được ký kết
C. Quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi nước ta D. Ta có thêm thời gian xây dựng lực lượng
Câu 2. Người đại diện cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ là ai?
A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Võ Nguyên Giáp D. Trường Chinh
Câu 3. Trong Tạm ước 14/09/1946, Ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào?
A. Một số quyền lợi kinh tế - văn hóa B. Cho 15.000 quân Pháp ra Bắc
C. Một số quyền lợi chính trị - quân sự D. Một số quyền lợi kinh tế- quân sự
Câu 4. Chiến thắng quyết định đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là?
A. Chiến thắng Đông – xuân 1953 – 1954 B. Chiến thắng biên giới thu - đông 1950
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ D. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947
Câu 5. Trưởng đoàn của phái đoàn Chính phủ nước ta tham dự Hội nghị Giơnevơ là ai?
A. Trường Chinh B. Trần Phú C. Lê Duẩn D. Phạm Văn Đồng
Câu 6. Theo Hiệp định Giơnevơ, ở Lào lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh nào?
A. Xiêng Khoảng và Phongxalì B. Sầm Nưa và Phongxalì
C. Luông Phabang và Mường Sài D. Thà Khẹt và Xênô
Câu 7. Theo Hiệp định Giơnevơ, ở Việt Nam giới tuyến quân sự tạm thời là:
A. Vĩ tuyến 16 B. Vĩ tuyến 15 C. Vĩ tuyến 17 D. Vĩ tuyến 20
Câu 8. Theo Hiệp định Giơnevơ lực lượng kháng chiến ở đâu không có vùng tập kết?
A. Ở Lào B. Ở Lào và Campuchia C. Ở Việt Nam D. Ở Campuchia
Câu 9. Theo Hiệp định Giơnevơ, trách nhiệm thi hành hiệp định Giơnevơ thuộc về ai?
A. Những người kí hiệp định và những người kế tục họ. B. Những người kí hiệp định
C. Tòa án quốc tế D. Pháp và Mĩ
Câu 10. Thắng lợi quân sự của nhân dân ta buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
A. Chiến thắng Biên giới.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
C. Chiến thắng "Điện Biên phủ trên không"
D. Chiến thắng trong cuộc tiến công chiến lược 1953- 1954.
Câu 11. Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành mặt trận duy nhất lấy tên gọi là:
A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Liên Minh. C. Mặt trận Việt Liên. D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 12. Bước vào năm 1953, Đảng và Chính phủ đã có việc làm gì để động viên sức mạnh của giai cấp nông dân vào kháng chiến?
A. Xóa nợ cho dân nghèo. B. Phát động phong trào Thi đua yêu nước.
C. Tiến hành cải cách ruộng đất đợt thứ nhất. D. Tiến hành Đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
Câu 13. Tại Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951), nhiệm vụ cách mạng được xác định trong văn kiện nào?
A. "Báo cáo Chính trị". B. "Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam".
C. Báo Nhân dân. D. Tuyên ngôn mới của Đảng.
(6 câu thông hiểu)
Câu 1. Bước vào năm 1950, sự kiện nào đã mở ra thuận lợi to lớn của nước ta trong kháng chiến chống Pháp?
A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển
B. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa đế quốc suy yếu.
D. Thực dân Pháp sa lầy ở châu Phi.
Câu 2. Trước dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai của Pháp, Chính phủ vẫn lựa chọn kí kết Hiệp định sơ bộ và Tạm ước với chúng nhằm mục đích gì?
A. Đẩy 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Tạo điều kiện để Trung ương Đảng, chính phủ rút về căn cứ an toàn.
D. Kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng.
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc?
A. Kế hoạch Nava bị phá sản. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
C. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc. D. Quân Pháp rút khỏi miền Nam.
Câu 4. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định kí với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Lực lượng vũ trang của ta còn non yếu. B. Pháp bắt tay với quân Trung Hoa dân quốc.
C. Bộ máy nhà nước chưa được kiện toàn. D. Pháp đã đưa quân ra miền Bắc.
Câu 5. Sự kiện nào chứng tỏ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân ta đã thực sự trở thành người làm chủ đất nước?
A. Nhân dân ta được tham gia các lớp Bình dân học vụ.
B. Nhân dân ta được chia ruộng đất.
C. Nhân dân ta được cầm lá phiếu đi bầu cử đại biểu quốc hội.
D. Bản Hiến pháp mang đậm tính dân tộc dân chủ đầu tiên được thông qua.
Câu 6. Hành động nào thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Pháp trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của Pháp?
A. Cung cấp cho Pháp một phần lương thực, thực phẩm.
B. Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).
C. Cho Pháp đem quân ra miền Bắc.
D. Cho Pháp nhiều quền lợi kinh tế - văn hóa.
(6 câu vận dụng thấp)
Câu 1. Thắng lợi về mặt ngoại giao của ta khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 là gì?
A. Đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
B. Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc trong thời hạn 5 năm
C. Pháp phải công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là quốc gia tự do
D. Ta có thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng
Câu 2. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là:
A. Toàn quân, toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu
B. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng
C. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc
Câu 3. Thắng lợi lớn nhất của ta trong việc kí Hiệp định Giơnevơ là:
A. Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương
B. Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
C. Hai bên ngừng bắn, trao trả tù binh
D. Pháp cam kết chấm dứt các hoạt động phá hoại Miền Bắc
Câu 4. Đại hội Đảng lần thứ II (1951), có quyết định gì mới so với thời kì trước?
A. Xác định nhiệm vụ hàng đầu là đánh đuổi đế quốc Pháp.
B. Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi sẽ tiến lên xã hội chủ nghĩa.
C. Tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
D. Tách Đảng cộng sản Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một đảng Mác-Lênin
Câu 5. Điểm tiến bộ của Hiệp định Giơnevơ so với hiệp định Sơ bộ là:
A. Các bên tham gia hội nghị phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
B. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng
C. Pháp phải rút quân về nước.
D. Pháp phải ngừng bắn
Câu 6. Hạn chế cơ bản của Hiệp định Giơnevơ là:
A. Chỉ có miền Bắc Việt Nam được giải phóng
B.Pháp không rút hết quân về nước
C. Mĩ thay thế Pháp, tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược
D. Lào và Campuchia chưa được giải phóng
(3 câu vận dụng cao)
Câu 1. So với Hiệp định sơ bộ, hoàn cảnh kí kết của Hiệp định Giơ-ne-vơ có sự khác biệt cơ bản là
A. Ta đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù.
B. Ta giành một thắng lợi quân sự lớn.
C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc lên cao.
D. Ta kiên quyết lập trường hòa bình.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phán ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Các nước thừa nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tếhóa chiến tranh Đông Dương của Mĩ.
C. Pháp buộc phải rút quân khỏi Đông Dương.
D. Đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập thống nhất.
Câu 3. Trong đàm phán và kí kết Hiệp định Sơ bộ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, nội dung được Đảng và Chính phủ đặt lên hàng đầu là
A. Pháp phải rút quân khỏi nước ta.
B. Pháp và các nước phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
C. Các nước không được can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.
D. Các nước không được sử dụng lãnh thổ Đông Dương vào mục đíc quân sự.