Lý thuyết và bài tập sóng cơ
Với mục tiêu giúp quý thầy cô và các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu hay để tham khảo phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 12, TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Sóng cơ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
- Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Hạt nhân nguyên tử
- Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Lượng tử ánh sáng
- Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Sóng ánh sáng
Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Sóng cơ vừa được Tìm Đáp Án sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung tóm tắt lý thuyết về sóng cơ cũng như bài tập về sóng cơ kèm theo. Bài viết cho thấy được nội dung sóng cơ và sự truyền sóng cơ, phản xạ sóng và sóng dừng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
1. Sóng cơ
+ Sóng cơ: là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
+ Phân loại sóng cơ: có 2 loại
Sóng ngang: là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng dọc: là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng
+ Môi trường truyền sóng:
Môi trường xuất hiện lực đàn hồi khi có biến dạng lệch thì truyền sóng ngang. Sóng ngang truyền được trong môi trường rắn. Ngoại lệ sóng trên mặt chất lỏng cách gần đúng là sóng ngang, vì hợp lực của lực căng bề mặt và trọng lực có tác dụng giống như lực đàn hồi.
Môi trường xuất hiện lực đàn hồi khi có biến dạng nén, dãn thì truyền sóng dọc. Sóng dọc truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
2. Sự truyền pha dao động
Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động, các phần tử vật chất thì dao động tại chỗ quanh vtcb của chúng mà không chuyển dời theo sóng.
3. Những đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng
a. Chu kì (T), tần số sóng (f)
Tất cả các phần tử của môi trường đều dao động với cùng chu kì và tần số bằng chu kì, tần số của nguồn dao động gọi là chu kì và tần số của sóng.
b. Biên độ sóng (A)
Biên độ sóng tại mỗi điểm trong không gian chính là biên độ dao động của phần tử môi trường tại điểm đó.
c. Bước sóng (λ)
+ Định nghĩa 1: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
+ Định nghĩa 2: Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì dao động của sóng.
d. Tốc độ truyền sóng (v)
Tốc độ truyền sóng: là tốc độ truyền pha dao động, tốc độ sóng được đo bằng quãng đường mà sóng truyền được trong một đơn vị thời gian.
⇒ Lưu ý: Trong khi sóng truyền đi, các đỉnh sóng di chuyển nhưng các phần tử của môi trường, vẫn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng.
e. Năng lượng của sóng
+ Năng lượng sóng tại một điểm: là đại lượng tỉ lệ với bình phương biên độ sóng tại điểm đó.
4. Phương trình sóng
Hai điểm M và N cách nhau đoạn d, nằm trên cùng một phương truyền của một sóng cơ có bước sóng λ. Phương trình sóng tại M có dạng uM = Acos(ωt + φ). Coi biên độ sóng không đổi.
a. Phương trình dao động tại điểm N
Nếu M nằm trước N theo hướng truyền sóng
Dao động tại N sẽ chậm pha hơn dao động tại M. Phương trình sóng tại N có dạng
Nếu M nằm sau N theo hướng truyền sóng
Dao động tại N sẽ nhanh pha hơn dao động tại M. Phương trình sóng tại N có dạng
b. Tìm khoảng cách giữa M và N để dao động tại M và N cùng pha, ngược pha, vuông pha với
nhau.
Độ lệch pha dao động tại M và tại N
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về
Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết và bài tập Vật lý 12: Sóng cơ, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt môn Vật lý 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...