Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2021 bao gồm đáp án và ma trận đề thi chi tiết chuẩn theo các mức độ nhận thức trong chương trình Vật lý 6. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 6 nói riêng. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.

>> Mới nhất: Bộ 10 đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý Tải nhiều

1. Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất 2021

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6, các em học sinh tham khảo đề thi mới nhất sau đây:

2. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Ròng rọc

1. Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.

2. Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

Số câu

0,5

C1

0,5

C1

1

Số điểm

1

1

2 (20%)

Sự nở vì nhiệt của các chất - Sự chuyển thể

3. Nêu được sự nóng chảy và sự đông đặc là gì.

Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

4. Mô tả tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào.

Hiểu được sự bay hơi và ngưng tụ phụ thuộc vào yếu tố nào.

5. Dựa đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy (đông đặc) của một chất để nêu tên các quá trình chuyển thể của chất đó.

6. Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế

Số câu

1

C2

0,5

C3

1

C4

0,5

C3

3

Số điểm

2,5

1,5

2,5

1,5

8 (80%)

TS. Câu

1

1

1,5

0,5

4

TS. Điểm

2,5

2,5

3,5

1,5

10 (100%)

3. Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 năm 2021

Câu 1: (2 điểm)

a) Dùng ròng rọc có lợi gì?

b) Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?

Câu 2. (2,5 điểm)

a) Thế nào là sự đông đặc? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào?

b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng và chất khí?

Câu 3. (3 điểm)

a)Thế nào là sự ngưng tụ? Sự ngưng tụ của một chất lỏng nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?

b) Người làm muối muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết như thế nào

Câu 4 (2,5 điểm).

Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

a) Các đoạn BC, DE ứng với các quá trình nào?

b) Trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý năm 2021

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo.

- Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo cờ).

- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.

0,5đ

0,5đ

2 (2,5đ)

a) Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

b) So sánh:

Giống nhau: chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

0. 5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

3 (3đ)

a) Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Khi giảm nhiệt độ của hơi sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn.

b) Muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết phải nắng to và có gió.

0,75đ

0,75đ

1,5đ

4 (2,5đ)

a) Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy

Đoạn DE ứng với quá trình sôi

b) Đoạn AB nước tồn tại ở thể rắn

Đoạn CD nước ở thể lỏng.

0,75đ

0,75đ

0,5đ

0,5đ

4. Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 Tải nhiều

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 Đề 1

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất):

Câu 1. Hiện tượng xảy ra ở quả cầu bằng đồng khi bị hơ nóng:

A. Thể tích quả cầu tăng

B. Thể tích quả cầu giảm

C. Nhiệt độ quả cầu giảm

D. Khối lượng quả cầu tăng

Câu 2. Sự nở thêm vì nhiệt của các chất được sắp xếp theo thứ tự từ nhiều tới ít:

A. Rắn - Khí - Lỏng

B. Rắn - Lỏng - Khí

C. Lỏng - Khí - Rắn

D. Khí - Lỏng - Rắn

Câu 3. Nhiệt kế hoạt động chủ yếu dựa trên hiện tượng:

A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

C. Sự nở vì nhiệt của chất khí

D. Sự bay hơi

Câu 4. Đặt một ca đựng nước vào ngăn đá của tủ lạnh, hiện tượng sẻ xảy ra đối với nước trong ca:

A. Nhiệt độ tăng

B. Đông đặc

C. Nóng chảy

D. Ngưng tụ

Câu 5. Trên thân nhiệt kế Y tế, tại vạch chia 37oC thường được hiển thị bằng màu đỏ có ý nghĩa:

A. Làm đẹp thân nhiệt kế

B. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị nóng sốt

C. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị cảm lạnh

D. Mốc thân nhiệt cơ thể người bình thường

Câu 6. Theo thang đo nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ hơi nước đang sôi là:

A. 0oC

B. 0oF

C. 212o F

D. 221oF

Câu 7. Chất thép có nhiệt độ nóng chảy 1300oC, nếu đun khối thép tới nhiệt độ 1276oC nó tồn tại ở thể:

A. Rắn

B. Rắn và Lỏng

C. Lỏng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định:

A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo

B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo

C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo

D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo

Câu 9. Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng:

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc động.

D. Ròng rọc cố định.

II. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (thay đổi/không đổi/giống nhau/khác nhau/nóng chảy/bay hơi)

1. Sự nở thêm vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau thì ………………………………. . .

2. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật ………………………. .

3. Công việc sản xuất muối có liên quan đến hiện tượng …………………………….

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 2. (2 điểm) Giải thích hiện tượng có các giọt nước bám vào thành ngoài của ly thuỷ tinh đang đựng nước đá?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 3. (1 điểm) Hãy tính xem 45oC ứng với bao nhiêu độ F?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 4. (2 điểm) Bảng theo dõi nhiệt độ không khí trong phòng của một ngày gần đây.

Thời điểm (giờ)

7h

9h

11h

12h

13h

15h

16h

17h

Nhiệt độ (oC)

30

31

33

35

35

34

32

30

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

a). Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ của không khí trong phòng theo thời gian trong ngày

b) Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu?

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 Đề 1

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Mỗi câu đúng được 0. 25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

D

B

B

D

C

A

B

C

II. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Mỗi câu đúng được 0. 25 điểm

1. khác nhau

2. không đổi

3. bay hơi

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Sự bay hơi là sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Nhiệt độ

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng

+ Gió

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

Câu 2

- Do không khí có chứa hơi nước.

- Lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc thí nghiệm bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước

1 đ

1 đ

Câu 3

- Viết được 45o = 0o + 45o

= 32oF + (45 x 1,8oF) = 45o

0,5đ

0,5đ

Câu 4

Vẽ đường biểu diễn

+ Xác định đúng các điểm tương ứng

+ Vẽ đúng đường biểu diễn

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

1,0đ

0. 5đ

- Nhiệt độ cao nhất là 35oC, nhiệt độ thấp nhất là 30 oC

- Độ chênh nhiệt độ trong ngày là 5oC

0,25đ

0,25đ

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 Đề 2

I- TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0. 5đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?

A. Luôn tăng

B. Luôn giảm

C. Không đổi

D. Lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước.

D. Sự tạo thành mây.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng của chất lỏng tăng.

Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng nào?

A. Dãn nở vì nhiệt.

B. Nóng chảy.

C. Đông đặc.

D. Bay hơi.

Câu 5: Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.

B. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.

D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 6: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì:

A. Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất .

B. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.

C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô.

D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.

Câu 7: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng?

A. Sự nóng chảy và sự đông đặc.

B. Sự nóng chảy và sự bay hơi.

C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

D. Sự bay hơi và sự đông đặc.

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu 8: Nước sôi ở nhiệt độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhiệt độ này gọi là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của nước.

II- TỰ LUẬN (6đ)

Câu 9: (1đ) (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ

thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?

Câu 10: (3đ)

a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?

c. Tại sao nói sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt?

Câu 11: (2đ) Tính:

a. 20oC bằng bao nhiêu oF?

b. 176oF bằng bao nhiêu oC?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

I- TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0. 5đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

C

A

C

D

A

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (0,5đ)

Câu 8: (1) 100oC

(2) nhiệt độ sôi

II-TỰ LUẬN (6đ)

Câu 9: (1,0 điểm): Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường

Câu 10: (3 điểm)

a) Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

b) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng

c) Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng

Câu 11: (2 điểm)

a. 20oC = (20 . 1,8oF) + 32oF = 68oF (1đ)

b. 176oF =  \frac{176-32}{1,8}= 80oC (1đ)

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 Đề 3

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ:

A. 0oC

B. 100oC

C. 10oC

D. - 10oC

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A  Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

C. Quả bóng bàn co lại.

D. Quả bóng bàn nhẹ đi.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.

B. Làm muối.

C. Sương đọng trên là cây.

D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là sự sôi? Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2: (1 điểm) Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

1) Nhiệt độ nóng chảy của chất A là………….

Chất A là ………………

2) Thời gian nóng chảy của chất A là .....................

Ở 70oC chất A tồn tại ở thể..........................

Câu 3: (1 điểm) Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.

Câu 4: (2 điểm) Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nước để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm như thế nguy hiểm lắm.

Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới được?

Câu 5: (1 điểm) Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý Đề 3

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

D

D

B

A

II. Tự luân (7 điểm)

Câu 1:

- Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra cả trên mặt thoáng chất lỏng và trong lòng chất lỏng.

- Sự bay hơi, sự sôi giống nhau ở chỗ đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Sự bay hơi, sự sôi khác nhau ở chỗ sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và cả trong lòng CL còn sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng CL; Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định còn sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 2: Mỗi ý 0, 5 điểm

1) – 80oC – băng phiến.

2) 2 oC - rắn.

Câu 3:

Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ không khí. Khi chúng ta hà hơi vào mặt kính Hơi nước trong cơ thể gặp lạnh nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ làm mặt kính mờ đi. Sau đó các hạt nước li ti đó lại bay hơi nên mặt kính sáng trở lại.

Câu 4:

Làm như vậy sẽ khiến hộp nóng lên nở ra, không khí trong hộp nở ra nhiều hơn vỏ hộp nên gây ra lực tác dụng lên vỏ hộp có thể gây nổ, vỡ hộp.

Nam nên mở nắp hộp ra trước rồi mới hâm nóng thức ăn.

Câu 5: 200 lít nước nở thêm:

200 x 27 = 5400 cm3 = 5,4lít

Thể tích nước trong bình ở 80oC là:

200 + 5,4 = 205,4 lít

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Tiếng Anh và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được Tìm Đáp Án. com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!