Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 là tài liệu ôn thi, kiểm tra kiến thức lớp 2 mà các bậc phụ huynh, giáo viên có thể tham khảo để làm tài liệu ôn tập cuối học kì 1 cho con em mình.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

Sáng kiến của bé Hà

Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.

Một hôm, Hà hỏi bố:

- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?

Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:

- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.

Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:

- Con sẽ cố gắng, bố ạ.

Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:

- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.

Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:

- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.

(Theo Hồ Phương)

Em hãy đọc văn bản sau, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau.

Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì? (M1 0.5đ)

a. Chọn ngày sinh nhật cho ông bà.

b. Chọn ngày lễ cho ông bà.

c. Chọn ngày mừng tuổi cho ông bà.

d. Chọn ngày tết cho ông bà.

Câu 2. Hai bố con bàn nhau lấy nào làm ngày ông bà. (M1 0.5 đ)

a. Ngày lập xuân.

b. Ngày lập Hạ.

c. Ngày lập đông.

d. Ngày lập thu.

Câu 3. Món quà Hà tặng ông bà là gì? (M1 0.5 đ)

a. Một chú gấu bông.

b. Một chùm bóng bay.

c. Một chùm điểm mười.

d. Một bó hoa do Hà trồng.

Câu 4 . Theo em ngày lễ ông bà được gọi là ngày gì? (M2 0,5 đ)

a. Ngày quốc tế thiếu nhi

b. Ngày Quốc tế lao động

c. Ngày Nhà giáo Việt Nam

d. Ngày quốc tế người cao tuổi.

Câu 5. Vì sao chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà (.M21đ)

................................................................................................................................................

Câu 6. Qua bài đọc này em thấy bé Hà là một người cháu như thế nào? (M3 1đ)

................................................................................................................................................

Câu 7 . Điền âm gh hay âm g vào câu sau M1 0.5đ

Con đường..ồ ....ề và …ập …ềnh rất khó đi.

Câu 8 . Xác định từ loại trong câu sau.M2 0.5 đ

Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//

Từ chỉ …... /……../………../……………//

Câu 9. Em hãy điền dấu phẩy và dấu chấm vào câu sau cho phù hợp.M3 1đ

Mỗi sáng sơm em đều phụ mẹ quét dọn phơi đồ rồi mới đi học

II. TIẾNG VIỆT VIẾT

Bài viết 1: 4đ

Bà nội, bà ngoại

Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại

Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.

Nguyễn Hoàng Sơn

Gợi ý biểu điểm

  • Viết đúng tốc độ đủ số lượng chữ 1đ
  • Sai không quá 5 lỗi 1đ.
  • Bài viết sạch sẽ, không dập xóa. 1đ
  • Chữ viết đẹp 0.5 đ đúng mẫu chữ 0.5 đ

Bài viết 2

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) Kể về bà em. Theo các gợi ý sau

1. Em muốn viết về bà nội hay bà ngoại? Bà em bao nhiêu tuổi làm nghề gi?

2. Hình dáng và tính tình bà thế nào?

3. Tình cảm của bà đối với em và mọi người xung quanh như thế nào?

4. Em sẽ làm gì để luôn là đứa cháu ngoan hiếu thảo?

  • Viết được đủ 4 ý, có đầy đủ dấu câu 4đ
  • Biết sáng tạo thêm từ và câu cho đoạn văn (Tùy mức độ sáng tạo) 1 đ
  • Bài viết sạch sẽ trình bày đúng quy cách 0.5đ Chữ viết đúng mẫu 0.5đ

Ma trận kiến thức chung

Cấu trúc hoạt động môn học

Mạch kiến thức

Mức độ cần đạt

Nhận biết (M1)

Hiểu (M2)

Vận dụng (M3)

Đọc Thành tiếng

Đọc lưu loat các bài đọc từ tuần 1 đến tuần 16

Tốc độ …50 chữ trong 15 phút

Trả lời được câu hỏi trong nội dung đoạn đọc

Nêu được nội dung đoạn vừa đọc

Đọc hiểu

Vận dụng và trả lời các câu hỏi trong bài đọc

Chọn ý đúng

Điền được câu trả lời đúng của bài đoc

Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa

Luyện tập

Quy tắc viết. Nhận diện từ, quy tắc dùng câu đặt câu

Nhận biết được từ chỉ sự vật, hoạt động, dặc điểm

Phân biệt câu kiểu ai là gì, ai lam gì, ai thé nào?

Nhận biết mẫu câu để đặt câu và đặt được câu hỏi cho bộ phận câu.

Đặt dấu phẩy dấu chấm thích hợp

Viết (Chính tả)

Nghe viết

Viết đủ số chữ

Đúng tốc đọ tối đa

Nghe viết đoạn văn hoặc thơ khoảng 45 chữ trong 15 phút

Bài viết 2

TLV

Viết về cô, mẹ, Ông, bà việc làm tốt, kể về một đồ vật yêu thích

Biết trả lời theo gợi ý

Dùng câu hợp lý

Viết được đoạn văn ngắn 4 – 6 câu theo gợi ý.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 - Phần đọc

Cấu trúc

Kỹ năng đánh giá Mạch kiến thức

Nội dung từng câu theo mức độ

 

Trắc nghiệm

Tự luận

Tỉ lệ điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 1

Mức 2

Mức 3

theo nội dung

1.

ĐỌC THÀNH TIẾNG (4đ)

Đọc đoạn văn/bài ngắn hoặc bài thơ

từ 40-60 tiếng/1 phút

Số câu

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

3.0

3.0

Trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi về nội dung trong đoạn đọc

Số câu

 

 

 

 

1

 

 

. Số điểm

 

 

 

 

1.0

 

1.0

2.

ĐỌC HIỂU (4đ)

Đọc hiểu TLCH

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc

Số câu

2

 

 

 

 

 

 

Số điểm

1.0

 

 

 

 

 

1.0

Đọc hiểu TLCH

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

Số câu

 

2

 

 

 

 

 

Số điểm

 

1.0

 

 

 

 

1.0

Đọc hiểu TLCH

Chon và viết lại câu trả lời đúng

Số câu

 

 

 

 

1

 

 

Số điểm

 

 

 

 

1.0

 

1.0

Tự luận (câu hỏi bài luyện tập

Nêu nội dung hoặc ý nghĩa bài đọc.

Số câu

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

1.0

1.0

3.

LUYỆN TÂP TỪ VÀ BÀI TẬP (2đ)

Quy tắc chính tả

Điền âm hoặc vần vào ….

Số câu

1

 

 

 

 

 

 

Số điểm

0.5

 

 

 

 

 

0.5

Nhận diện từ ngữ

Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm

Số câu

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

0.5

 

 

 

 

0.5

Quy tắc câu.

Đặt câu; đặt câu hỏi; Điền dấu câu.

Số câu

 

 

 

 

1

 

 

 

Số điểm

 

 

 

 

1.0

 

 

TỔNG CÂU

3

3

 

 

3

2

11

TỔNG ĐIỂM

1.5

1.5

 

 

3.0

4.0

10

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 - Phần Viết

CẤU TRÚC

MẠCH KIẾN THỨC

Câu số

NỘI DUNG

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Tỷ lệ điểm

M1

M2

M3

M1

M2

M3

 

BÀI VIẾT 1 (chính tả 4đ)

Viết đoạn văn hoặc thơ trong chương trình đã học

1

Viết 45 – 45 chữ trong 15ph không sai quá 5 lỗi

 

 

 

 

 

4

BÀI VIẾT 2 (Tập làm văn 6 đ)

Viết về cô; mẹ; ông bà

1

Viết đoạn văn ngắn 4-6 câu theo gợi ý.

 

 

 

 

 

6

6

Tổng câu

 

2

 

 

 

 

 

4

6

10.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

...............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

NĂM HỌC.......

ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

(Thời gian làm bài: 40 phút)

 

Họ và tên: .................................... Lớp 2.................

Điểm

 

Nhận xét của giáo viên

............................................................

............................................................

Đọc bài sau:

SUẤT CƠM PHẦN BÀ

Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

Bà ơi, bà đói lắm phải không?

Bà cụ cười:

Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

Chúng cháu ăn rồi.

Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

Các cháu có ăn được thịt không?

Đứa nhỏ nói:

Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ cười như khóc:

Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

(Theo Nguyễn Khải)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.

b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?

c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

d. Bà không ăn nữa ạ?

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

d. Một bát cơm với đầy rau và thịt.

3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?

a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.

b. Vì bà bị ốm.

c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

d. Vì bà không muốn ăn.

4. Vì sao tác giả đã khóc?

a. Vì trời buốt lạnh.

b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.

c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

d. Vì thương bà cụ.

5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.

Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm

Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn ... Thấy vậy Lan ngạc nhiên:

Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ....

Con chó vừa mới tha mất dép của ông ... Ông tìm mãi mà không thấy....

Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ....

7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải

Tiếng Việt lớp 2 kì 1

8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.)

Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà ...... em giúp mẹ. Bình ...... em ra sân chơi, ...... cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình ...... em lên võng, hát ...... em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại ...... để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.

TRƯỜNG TIỂU HỌC

..............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

NĂM HỌC.........

CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN

(Thời gian làm bài: 40 phút)

 

Họ và tên: .................................................... Lớp 2.................

Điểm

 

 

 

 

Nhận xét của giáo viên

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

I. Chính tả: Nghe - viết (15 phút)

Bài viết: Bà nội, bà ngoại (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 105)

Viết khổ thơ 1, 2.

II. Tập làm văn (25 phút)

Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Gợi ý:

a) Đồ dùng học tập tên là gì?

Được làm bằng chất liệu gì?

b) Đặc điểm nổi bật về hình dáng và màu sắc của đồ dùng học tập ấy?

c) Đồ dùng học tập ấy có tác dụng đối với việc học tập của em như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập ấy như thế nào?

>> Xem thêm: Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 năm 2022-2023 theo Thông tư 27 sách Cánh Diều

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b, c

a

c

c

Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi được bà hỏi: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn nhỏ đã nói dối để bà không phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục.

Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn. Thấy vậy Lan ngạc nhiên:

Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ?

Con chó vừa mới tha mất dép của ông. Ông tìm mãi mà không thấy.

Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất?

 

 

Bài 7: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3

Bài 8: Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau.

2. Tập làm văn

Mẫu 1:

Bạn thân em đã tặng em một cục tẩy hình heo hồng vào dịp sinh nhật của em. Cục tẩy chỉ bé bằng bàn tay trông rất xinh xắn. Cục tẩy có hình dáng như một chú heo hồng với cái mũi to và đôi tai dài. Cục tẩy giúp em tẩy sạch những nét chì viết chưa đúng để vở của em luôn được sạch sẽ. Em thực sự rất thích món quà nhỏ dễ thương này.

Mẫu 2:

Hộp màu vẽ là đồ dùng quan trọng trong khi vẽ của em. Màu vẽ có 36 màu sắc khác nhau được đặt trong một chiếc hộp nhỏ xinh. Em thường sử dụng khi phải tô màu. Em dùng màu đỏ tô ông mặt trời, tô mái ngói đỏ tươi,.. Dùng màu xanh lá tô những lũy tre, cây xanh, cánh đồng,… Em dùng màu xanh lam tô biển và bầu trời,… Hộp màu vẽ giúp cho bức tranh của em có nhiều màu sắc hơn, sinh động hơn.

Mẫu 3:

Chị Minh đã mua cho em một chiếc bút chì rất đẹp. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em. Chiều dài bằng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ. Cây bút chì có màu vàng óng rất đẹp. Em rất thích chiếc bút chì này!

  • Xem thêm: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích (12 mẫu)

>> 04 đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022-2023 sách Cánh Diều

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 - Đề 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……..
Họ và tên: .................................
Lớp 2………….

KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN TIẾNG VIỆT

Thời gian: 35 phút

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

2. Đọc hiểu:

Đọc thầm bài:

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)

a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.

c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.

d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

a. Chăm viết chữ cái

b. Chăm đọc sách

c. Chăm xếp các chữ cái.

d. Chăm tìm chữ cái.

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………

(nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.

a. Chữ A

b. Khai trường

c. Vui sướng.

d. Mơ ước.

II. KIỂM TRA VIẾT:

1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập của em.

Gợi ý:

  • Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
  • Nó có đặc điểm gì?
  • Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
  • Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

Đáp án:

I. ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 6 điểm

Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).

Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

  • HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 2 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 2 điểm.
  • Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.

2. Đọc hiểu: 4 điểm

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1)

Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2)

Đáp án: b. Chăm đọc sách

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2)

Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3).

Đáp án: c. Vui sướng

II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Viết chính tả: 6 điểm: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

“Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền vẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn”.

HS Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, (4 điểm).

Kĩ năng viết đúng các từ ngữ khó, dấu thanh. Biết viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu: 2 điểm. (nếu sai 1 từ hoặc dấu thanh trừ 0.25 điểm)

2. Viết đoạn: 4 điểm Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.

  • HS viết được đoạn văn từ 3 – 4 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
  • Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu đúng: 0.5 điểm.
  • Có sáng tạo: 0.5 điểm.

Mẫu 1:

Chiếc bút chì của em có màu vàng. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Cuối thân bút được gắn một cục tẩy be bé rất tiện dụng. Em thường dùng bút chì để vẽ hình trước sau đó dùng bút màu để tô vào các hình em vừa vẽ. Có bút chì em vẽ được những bức tranh rất đẹp. Bút như là người bạn thân thiết của em vậy.

Mẫu 2:

Chiếc bút mực là món quà mẹ tặng cho em nhân dịp đầu năm học mới. Nó có màu xanh da trời, in hình một con gấu. Vỏ bên ngoài của chiếc bút làm bằng nhựa. Nắp bút có hai cái tai gấu nhỏ xinh có thể mở ra đóng vào rất tiện. Ngòi của chiếc bút có hình tam giác. Ruột bút bên trong làm bằng cao su. Chiếc bút đã giúp cho em viết chữ đẹp hơn. Vì vậy mà em rất thích chiếc bút mực này.

>> Chi tiết: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích (45 mẫu)

Ma trận đề thi:

Mạch KT - KN

Các thành tố năng lực

Yêu cầu cần đạt

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Đọc thầm câu hỏi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về nội dung bài đọc.

Số câu

1

 

1

1

1

 

 

 

Câu số

1

 

2

3

4

 

 

 

Số điểm

1

 

1

1

1

 

 

 

Tổng

Số câu

1

 

1

1

1

 

3

1

Số điểm

1

 

1

1

1

 

3

1

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức

Tên nội dung,

các mạch kiến thức

CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Mức 1

(Nhận biết)

Mức 2

(Thông hiểu)

Mức 3

(Vận dụng)

Kiểm tra đọc

Đọc thành tiếng

-Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn.

 

- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn, ngắt nghỉ hợp lí sau dấu phẩy, dấu chấm…

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí các văn bản ngoài bài, đảm bảo tốc độ 60 tiếng/ phút

Đọc - hiểu

- Đọc thầm và bước đầu nhận biết được các hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong văn bản.

- Hiểu nội dung văn bản và trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung văn bản

 

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích vì sao.

- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm; câu giới thiệu, câu nêu hoạt động câu nêu đặc điểm có trong văn bản.

- Biết cách sử dụng dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức.

Kiểm tra viết

Nghe- viết

Nghe – viết đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 chữ, trong 15 phút.

- Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, đúng cỡ chữ.

- Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, sai không quá 3 lỗi.

Bài tập

Điền vào chỗ trống các chữ ghi âm đầu đã bị lược bỏ là các âm dễ lẫn như: l/n, s/x/, ch/tr, k/c, ng/ngh, g/gh. r/d/gi

Viết đoạn văn

Viết đoạn văn từ 3-4 câu theo chủ đề đã học.

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học 2022-2023

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2

(Thời gian làm bài: 50 phút không kể giao đề)

Họ và tên: …………………………………...... Lớp: 2A..................

Trường Tiểu học..........................................

Duyệt đề

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

....................................................................................................

.........................................................................................................

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60-70 chữ trong sách TV lớp 2 tập 1 và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.

1. Đọc hiểu (2 điểm)

II. Đọc thầm văn bản sau:

CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ

Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.

Theo Nguyễn Ngọc Thuần

2. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (M1- 0,5đ) Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?

A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.

B. Ngày bạn nhỏ chào đời.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: (M1- 0,5đ) Ban đêm người bố đã thức để làm gì?

A. Làm ruộng.

B. Để bế bạn nhỏ ngủ.

C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ.

Câu 3: (M2- 0,5đ) Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào?

A. Câu nêu đặc điểm.

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu giới thiệu.

Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động để nói về tình cảm của người bố dành cho con.

III. Viết

1. Nghe- viết (2,5 đ) Cây xấu hổ (Sách TV lớp 2 tập 1 trang 31; từ Nhưng những cây cỏ đến vội bay đi)

Cây xấu hổ

................................................................................................

Bài tập (0,5 đ). Điền r/d/gi vào chỗ chấm

.....a vào

.....a đình

...ành dụm

2. Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.

G :

- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

- Nó có đặc điểm gì?

- Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức

I. Đọc to :3 điểm

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí, đảm bảo tốc độ 60 -70 tiếng/ phút chấm 2,5 điểm.

- Trả lời đúng 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn bản vừa đọc chấm 0,5 điểm

*Học sinh đọc 1 đoạn trong các bài đọc sau:

- Tớ nhớ cậu. (trang 82)

- Chữ A và những người bạn . (trang 86)

- Tớ là lê – gô. (trang 97)

- Rồng rắn lên mây. (trang 101)

- Sự tích hoa tỉ muội. (trang 109)

2. Đọc hiểu + TV (2 điểm)

Câu

1

2

3

Đáp án

C

C

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

Câu 4: (0,5 điểm)

- Viết câu đúng mẫu là câu nêu họa động, đảm bảo: Chữ cái đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm thì được 0,5 điểm. Nếu thiếu mỗi ý đó trừ 0,1 điểm.

VD:

+ Bố chăm sóc con.

+ Bố yêu thương con.

+ Bố thức trông con ngủ.

III. Viết

1. Nghe- viết:

- Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, đúng cỡ chữ. (2,5 điểm)

- Sai 5 lỗi trừ 1 điểm (2 lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm)

2. Bài tập: (0,5 điểm - sai 1 từ trừ 0,2 điểm)

ra vào

gia đình

dành dụm

3. Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em. (2 điểm)

- Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. Tả được đồ dùng học tập của em thành một đoạn văn từ 3 – 4 câu. Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng (2 điểm)

- Lưu ý:

+ Không đúng chủ đề không cho điểm.

+ Không đảm bảo số câu không cho điểm.

+ Tuỳ từng mức độ về nội dung, chữ viết mà GV có thể chấm : 1,7 điểm; 1,5 điểm ; 1điểm…

>> 08 đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022-2023 theo Thông tư 27 sách Kết nối

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

1

Đọc hiểu văn bản:

- Biết trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài đọc. Liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

- Hiểu nội dung bài đọc.

Số câu

03

01

0

04

Câu số

1, 2, 3

4

0

 

Số điểm

1.5đ

0.5đ

2

Kiến thức Tiếng Việt:

- Biết xác định mẫu câu và đặt câu hỏi kiểu câu Để làm gì?

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

Số câu

0

01

01

02

Câu số

0

5

6

 

Số điểm

0.5đ

0.5đ

Tổng

Số câu

03

02

01

06

Số điểm

1.5đ

0.5đ

 

Trường Tiểu học
Họ và tên:…………………………
Lớp: 2….

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt
Khối: 2
Thời gian: 35 phút

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

II. Đọc – hiểu

Chuyện của thước kẻ

Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:

- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?

Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:

- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!

Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:

- Bạn soi thử xem nhé!

Thước kẻ cao giọng:

- Đó không phải là tôi!

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.

Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.

Theo Nguyễn Kiên

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

A. vui vẻ

B. lạnh nhạt

C. kiêu căng

Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong?

A. Vì bị uốn cong.

B. Vì đi lạc vào bãi cỏ.

C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi.

Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

A. Thước kẻ bỏ đi.

B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì.

C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc.

Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc?

A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè.

B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng.

C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân.

Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống:

Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ☐

Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:

Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.

……………………………………………………………………………………

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126)

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập theo gợi ý.

  • Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
  • Đồ vật đó có những bộ phận nào?
  • Đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)

II. Đọc – hiểu: (3 điểm)

Khoanh tròn đúng:

Câu 1. Ý A: 0,5 điểm

Câu 2. Ý C: 0,5 điểm

Câu 3: Ý B: 0,5 điểm

Câu 4: Ý B: 0,5 điểm

Câu 5. Điền dấu câu phù hợp: 0,5 điểm

Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ?

Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm: 0,5 điểm

Em dùng thước kẻ để làm gì?

B. VIẾT

I. Chính tả: (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm; sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (sai về dấu thanh, âm đầu, vần; không viết hoa)

Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (2 điểm)

Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo gợi ý ở đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng sạch sẽ: 2 điểm.

(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 1.75; 1.5; 1.25; 1.0; 0.75; 0.5; 0.25.)

Bài làm:

Trong số các dụng cụ học tập của mình, em thích nhất là quyển sổ tay. Quyển sổ có hình chữ nhật, chỉ to bằng bàn tay nên rất tiện mang theo. Bìa sổ có màu hồng với những hạt kim tuyến lấp lánh rất đẹp. Bên trong là các trang giấy trắng được kẻ những hàng ngang đều tăm tắp. Mỗi ngày em đều dùng sổ để ghi lại những lời dặn dò của thầy cô. Tiện lợi vô cùng.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG TH

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Tiếng Việt– lớp 2. Năm học: .........

(Thời gian làm bài: 40 phút)

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ĐI HỌC ĐỀU

Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?

A. Các bạn học sinh

B. Bạn Sơn

C. Học sinh và giáo viên

Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?

A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.

Câu 3. Vì sao cần đi học đều?

A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?

A. Sơn rất chăm học

B. Sơn đến lớp đúng giờ.

C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.

Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?

A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.

B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.

C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.

Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 6 từ

B. Viết

Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm

để.... ành; ....ành chiến thắng

tranh.....ành; đọc...ành mạch

Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ:................................................................................

b. chăm ngoan:.........................................................................

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………

Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà

Câu 5. (Tập làm văn)

Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt:

A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm)

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

A

A

B

D

B. VIẾT

Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ

Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch

Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ

VD: a) Lớp em rất sạch sẽ.

b) Bạn Linh rất chăm ngoan.

Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ)

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án

Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm
bà. Ởnhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.

Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ.

Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ

Mẫu 1

Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.

Mẫu 2

Năm trước, người bạn hàng xóm của em chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Món quà mà bạn ấy tặng lại cho em là chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông ấy có bộ lông màu trắng mềm và mượt. Hai mắt của chú ta to, tròn, đen láy. Chiếc mũi ửng hồng trông vô cùng xinh xắn. Em để gấu bông ở trên giá đồ chơi rất cẩn thận. Mỗi khi nhớ bạn, em lại ôm lấy chú gấu bông. Đây là món quà quý giá nên em sẽ giữ nó thật cẩn thận.

Mẫu 3

Nhân dịp sinh nhật, mẹ mua cho em một chú gấu bông rất xinh. Gấu bông lớn như một quả dưa hấu. Bên ngoài là lớp lông mềm mịn màu nâu cafe. Bên trong thì nhồi đầy bông mịn nên khi ôm gấu bông sẽ thấy ấm áp vô cùng. Tối nào em cũng ôm gấu bông thì mới đi ngủ được. Em yêu quý bạn gấu bông lắm.

Mẫu 4:

Sinh nhật năm nay, mẹ tặng cho em một con gấu bông. Em đặt tên nó là Mây. Bộ lông của nó có màu nâu, rất mềm mại. May mặc một chiếc áo phông trắng, một chiếc quần màu xanh. Trên cổ đeo một chiếc nơ. Cái đầu của Mây to tròn. Hai cái tai nhỏ xinh. Đôi mắt của Mây tròn như hai hạt nhãn. Chiếc mũi nhỏ xinh được làm bằng nhựa đen. Em rất thích chơi với Mây.

Mẫu 5:

Chú gấu bông của em tên là Bún. Nó rất to lớn. Bộ lông có màu vàng óng. Cái đầu tròn với hai cái tai nhỏ xíu. Đôi mắt đen láy. Chiếc mũi nhỏ bằng hạt nhãn. Bún mặc một bộ quần áo cộc màu xanh da trời. Cổ của nó có đeo một chiếc nơ màu đen. Bún trông rất đáng yêu.

>> Viết 4-5 câu tả chú gấu bông lớp 2

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra, các bạn tham khảo luyện tập, củng cố các dạng bài tập Toán 2 và Tiếng Việt lớp 2 để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 2 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc chi tiết và liên tục cập nhật cho các thầy cô, các bậc phụ huynh cho con em mình ôn tập.

Đề thi học kì 1 lớp 2 Tải nhiều




Xem thêm