Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 Kết nối tri thức tất cả các môn học bao gồm đề thi Toán lớp 3 học kì 1; đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1; đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1; đề thi Tin học lớp 3 học kì 1 có đáp án kèm theo soạn đủ 03 mức, giúp các em ôn tập cuối kì 1 lớp 3 hiệu quả. Mời các bạn tải đề thi học kì 1 lớp 3 Kết nối tri thức về nhé.

1. Đề thi Toán lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Link tải chi tiết:

Đề thi học kì 1 Toán lớp 3 Số 1

Ma trận Đề thi Toán lớp 3 học kì 1

Năng lực, phẩm chất

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số và phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1 000.

Số câu

3

2

2

5

2

Số điểm

1,5 (mỗi câu 0,5 điểm)

1 (mỗi câu 0,5 điểm)

2,5 (1 câu 1 điểm, 1 câu 1,5 điểm)

2,5

2,5

Giải bài toán bằng hai phép tính

Số câu

1

1

Số điểm

1

1

Đại lượng và đo các đại lượng: Các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, đo nhiệt độ.

Số câu

1

2

2

2

Số điểm

0,5

2

0,5

2

Hình học: Làm quen với hình phẳng và hình khối (điểm ở giữa, trung điểm, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, khối lập phương, khối hộp chữ nhật

Số câu

1

1

1

1

Số điểm

0,5

1

0,5

1

Tổng

Số câu

4

3

5

1

7

6

Số điểm

2

1,5

5,5

1

3,5

6,5

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Số liền sau của số 50 là số:

A. 51

B. 49

C. 48

D. 52

Câu 2. Số 634 được đọc là

A. Sau ba bốn

B. Sáu trăm ba tư

C. Sáu trăm ba mươi tư

D. Sáu tăm ba mươi bốn

Câu 3. Thương của phép chia 30 : 5 là:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 4. Một ô tô con có 4 bánh xe. Hỏi 10 ô tô con như thế có bao nhiêu bánh xe?

A. 20 bánh xe

B. 32 bánh xe

C. 40 bánh xe

D. 28 bánh xe

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó

B. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó

C. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0

D. Số 0 chia cho số nào cũng bằng chính số đó

Câu 6. Dùng cụ nào sau đây thường dùng để kiểm tra góc vuông?

A. Ê-ke

B. Bút chì

C. Bút mực

D. Com-pa

Câu 7. Nhiệt độ nào dưới đây phù hợp với ngày nắng nóng?

A. 0oC

B. 2oC

C. 100oC

D. 36oC

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Tính nhẩm

a) 460 mm + 120 mm = …………

b) 240 g : 6 = …………………….

c) 120 ml × 3 = ………………….

Câu 9. Đặt tính rồi tính

a) 116 × 6

b) 963 : 3

Câu 10. Tính giá trị biểu thức

a) 9 × (75 – 63)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

b) (16 + 20) : 4

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

c) 37 – 18 + 17

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 11. Giải toán

Mỗi bao gạo nặng 30 kg, mỗi bao ngô nặng 40 kg. Hỏi 2 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao nhiêu ki – lô – gam?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 12. Quan sát hình và trả lời câu hỏi

Có bốn ca đựng lượng nước như sau:

Đề thi kì 1 lớp 3

a) Ca nào đựng nhiều nước nhất?

……………………………………………………………………………………………

b) Ca nào đựng ít nước nhất?

……………………………………………………………………………………………

c) Tìm hai ca khác nhau để đựng được 550 ml nước?

……………………………………………………………………………………………

d) Sắp xếp các ca theo tứ tự đựng ít nước nhất đến nhiều nước nhất?

……………………………………………………………………………………………

Câu 13. Cho hình vuông ABCD nằm trong đường tròn tâm O như hình vẽ. Biết AC dài 10 cm. Tính độ dài bán kính của hình tròn.

Đề thi kì 1 lớp 3

Đáp án Đề thi Toán lớp 3 học kì 1

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

A

C

B

C

D

A

D

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Tính nhẩm

a) 460 mm + 120 mm = 580 mm

b) 240 g : 6 = 40 g

c) 120 ml × 3 = 360 ml

Câu 9. HS đặt tính rồi tính

Câu 10. Tính giá trị biểu thức

a) 9 × (75 – 63)

= 9 × 12

= 108

b) (16 + 20) : 4

= 36 : 4

= 9

c) 37 – 18 + 17

= 19 + 17

= 36

Câu 11.

Bài giải

2 bao gạo cân nặng là:

30 × 2 = 60 kg

2 bao gạo và 1 bao ngô nặng là:

60 + 40 = 100 kg

Đáp số: 100 kg

Câu 12.

Đề thi kì 1 lớp 3

a) Ca A đựng nhiều nước nhất.

b) Ca B đựng ít nước nhất.

c) Hai ca khác nhau để đựng được 550 ml nước là: A và D

Vì tổng lượng nước trong hai ca là: 300 ml + 250 ml = 550 ml

d) Sắp xếp các ca theo tứ tự đựng ít nước nhất đến nhiều nước nhất là: B, C, D, A

Câu 13.

Ta có: A, O, C là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng và O là tâm của đường tròn

Nên AC là đường kính của đường tròn tâm O

Vậy bán kính của hình tròn là:

10 : 2 = 5 (cm)

Đáp số: 5 cm

>> Chi tiết: Đề thi Toán lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức Số 1

Đề thi học kì 1 Toán lớp 3 Số 2

Câu 1. Kết quả của phép chia 63 : 3 là:

A. 24

B. 21

C. 189

D. 66

Câu 2. Anh Nam làm những chiếc đèn lồng có dạng khối lập phương. Mỗi mặt dán một tờ giấy màu. Một chiếc đèn lồng như vậy cần dùng số tờ giấy màu là:

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 3 Kết nối tri thức

A. 3

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 3.

Hình vẽ nào dưới đây chia miếng bánh thành 5 phần bằng nhau?

Trắc nghiệm Toán lớp 3 KNTT

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 4 . Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

500 ml + 400 ml ….. 1 l

Dấu thích hợp để điền vào chỗ trống là:

A. >

B. <

C. =

D. +

Câu 5. Đặt tính rồi tính

a) 342 × 2

b) 122 x 4

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 6 . Tính giá trị biểu thức:

a) 348 + 84 : 6

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

b) 32 + 8 – 18

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 7. Nối

Chọn số cân phù hợp cho mỗi con vật

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 3 Kết nối tri thức

Câu 8. Giải toán

Có hai xe ô tô chở đoàn khách đi thăm quan viện bảo tàng. Xe thứ nhất chở 16 người. Xe thứ hai chở số người gấp đôi xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở được tất cả bao nhiêu người?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 9. Quan sát hình dưới đây và điền số thích hợp

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 3 Kết nối tri thức

Có …… hình tam giác

Câu 10. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 3 Kết nối tri thức

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi Toán lớp 3 học kì 1

Câu 1.

B. 21

Câu 2.

C. 6

Câu 3.

D. Hình 4

Câu 4 . Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

500 ml + 400 ml ….. 1 l

Dấu thích hợp để điền vào chỗ trống là:

B. <

Câu 5. Đặt tính rồi tính

a) 342 × 2 = 684

b) 488 : 4 = 122

Câu 6 . Tính giá trị biểu thức:

a) 348 + 84 : 6

= 348 + 14

= 362

b) 32 + 8 – 18

= 40 - 18

= 22

Câu 7. HS tự nối

Câu 8. Giải toán

Có hai xe ô tô chở đoàn khách đi thăm quan viện bảo tàng. Xe thứ nhất chở 16 người. Xe thứ hai chở số người gấp đôi xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở được tất cả bao nhiêu người?

Xe thứ hai chở số người là:

16 x 2 = 32 người

Cả hai xe chở được tất cả số người là:

16 + 32 = 48 người

Đáp số: 48 người

Câu 9.

Có 6 hình tam giác

Câu 10.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

28 + 28 + 28 = 84 mm

>> Chi tiết: Đề thi Toán lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức Số 2

Đề thi học kì 1 Toán lớp 3 Số 3

Câu 1. Kết quả của phép trừ 420 – 284 là:

A. 163

B. 136

C. 361

D. 316

Câu 2. Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về số 542?

A. Tích chữ số hàng trăm và chữ số hàng đơn vị là 10.

B. Hiệu chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị là 3.

C. Tổng các chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của số 542 là 12.

Câu 3.

Trong vườn nhà Mai có 16 con vịt, số con gà bằng \frac{1}{2} số con vịt. Hỏi trong vườn nhà Mai có tất cả bao nhiêu con vịt và con gà?

A. 4 con

B. 16 con

C. 12 con

D. 24 con

Câu 4. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

500 ml + 400 ml ….. 1 l

Dấu thích hợp để điền vào chỗ trống là:

A. >

B. <

C. =

D. +

Câu 5. Đặt tính rồi tính

a) 342 × 2

b) 976 : 4

Câu 6 . Tính giá trị biểu thức:

a) 348 + 84 : 6

b) 32 + 8 – 18

Câu 7. Xuân vẽ một hình tam giác với ba điểm màu đỏ (xem hình vẽ). Hỏi sau khi nối các điểm cùng màu, Xuân đếm được bao nhiêu hình tứ giác?

Toán lớp 3 KNTT

Câu 8. Giải toán

Có hai xe ô tô chở đoàn khách đi thăm quan viện bảo tàng. Xe thứ nhất chở 16 người. Xe thứ hai chở số người gấp đôi xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở được tất cả bao nhiêu người?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 9.

Trong hình sau đây, có bao nhiêu hình tứ giác?

Toán lớp 3 KNTT

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 10. Cho hình chữ nhật MNPQ. Điểm F nằm giữa đoạn M và N. Đoạn MF = 3cm, FN = 2cm, MQ = 4cm. Chiều dài của hình chữ nhật MNPQ bằng bao nhiêu?

Chiều dài của hình chữ nhật MNPQ bằng?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3

Câu 1.

B. 136

Câu 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Số 542 có chữ số hàng trăm là 5, chữ số hàng chục là 4 và chữ số hàng đơn vị là 2.

Vậy:

  • Tổng các chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của số 542 là: 5 + 4 + 2 = 9 + 2 = 11.
  • Tích các chữ số hàng trăm và chữ số hàng đơn vị là: 5 × 2 = 10.
  • Hiệu chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị là: 4 – 2 = 2.
  • Vậy đáp án đúng là: "Tích các chữ số hàng trăm và chữ số hàng đơn vị là 10"

Câu 3.

Đáp án: D

Giải thích:

Số con gà trong vườn nhà Mai là:

16 : 2 = 8 (con)

Trong vườn nhà Mai có số con vịt và con gà là:

8 + 16 = 24 (con)

Câu 4 .

B. <

Câu 5.

a) 342 × 2 = 684

b) 976 : 4 = 244

Câu 6

a) 348 + 84 : 6 = 362

b) 32 + 8 – 18 = 22

Câu 7. Xuân đếm được 6 hình tứ giác.

Toán lớp 3 KNTT

Câu 8. Tất cả: 48 người

Câu 9.

Trong hình sau đây, có bao nhiêu hình tứ giác?

Toán lớp 3 KNTT

Đáp án: 3

Giải thích:

Có 3 hình tứ giác bao gồm:

Giải thích:  Có 3 hình tứ giác bao gồm

Câu 10. Cho hình chữ nhật MNPQ. Điểm F nằm giữa đoạn M và N. Đoạn MF = 3cm, FN = 2cm, MQ = 4cm. Chiều dài của hình chữ nhật MNPQ bằng bao nhiêu?

Chiều dài của hình chữ nhật MNPQ bằng?

Đoạn thẳng MN dài là:

3 + 2 = 5 (cm)

Ta thấy MN > MQ nên MN là chiều dài của hình chữ nhật MNPQ.

Vậy chiều dài của hình chữ nhật MNPQ bằng 5cm.

2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Link tải chi tiết:

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN

Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.

Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:

- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Chuột nhắt sợ hãi van xin:

- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.

Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.

Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm)

A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.

B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.

C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.

Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm)

A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.

B. Vì không cho chú về nhà với mẹ.

C. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.

Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm)

A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.

B. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.

C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm)

A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.

B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.

C. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm)

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)

....................................................................................................................

....................................................................................................................

...................................................................................................................

Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm)

Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................

Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm)

a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?

b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!

c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu kể:......................................................................................................

Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm)

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ông ngoại

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

(Theo Nguyễn Việt Bắc)

2. Luyện tập (6 điểm)

Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: (1 điểm)

Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có.

Câu 6: (1 điểm)

Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại.

Câu 7: (0,5 điểm)

Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng.

Câu 8: (0,5 điểm)

Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

(1) Từ nhỏ, em luôn ao ước về một ngôi trường có thật nhiều cây xanh. (2) Khắp sân trường là những thân cây cao lớn, tán lá che xanh um, mát rượi. (3) Dọc theo các hành lang, là thật nhiều các chậu hoa xinh xắn, nở rực rỡ. (4) Phía sau trường là những hồ nước trong xanh, có từng đàn cá bơi lội tung tăng. (5) Đó sẽ là một ngôi trường hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên, đem đến cho các bạn học sinh sự thoải mái và thích thú.

>> Đoạn văn Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.

Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:

- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?.

Người kia nghiêm trang trả lời:

- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.

Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.

(Nguồn Internet)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm)

A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.

Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)

A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp

B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết

C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây.

Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?(0,5 điểm)

A. Vì đã không trung thực với bạn của mình

B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn

C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.

Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm)

A. Hổ thẹn

B. Chê trách

C. Gượng ngạo

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0.5 điểm)

Chạy trốn Con gấu Ngửi Nín thở Rừng

Từ ngữ chỉ sự vật:..................................................................................

Từ ngữ chỉ hoạt động:.............................................................................

Câu 8. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.

Công dụng của dấu hai chấm:...............................................................

Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm)

...............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Quà của bố

Bố em là bộ đội

Ở tận vùng đảo xa

Chưa lần nào về phép

Mà luôn luôn có quà.


Bố gửi nghìn cái nhớ

Gửi cả nghìn cái thương

Bố gửi nghìn lời chúc

Gửi cả nghìn cái hôn.


Bố cho quà nhiều thế

Vì biết em rất ngoan

Vì em luôn giúp bố

Tay súng luôn vững vàng.

(Sưu tầm)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn kể về việc đi du lịch, tham quan cùng người thân

Đáp án:

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết

Câu 3: (0,5 điểm)

A. Vì con gấu tưởng rằng anh ta đã chết.

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Hổ thẹn

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: Một người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ bạn mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, không bỏ rơi bạn.

Câu 6: (1 điểm)

Ví dụ: Trong cuộc sống, một người bạn tốt là người biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất,...

Câu 7: (0,5 điểm)

- Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng.

- Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi, nín thở.

Câu 8: (0,5 điểm)

Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,...

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Bài tham khảo 1:

Hè năm ngoái, cả gia đình em đi tham quan vườn bách thú. Bố lái xe đưa ba mẹ con em đến đó. Sau khi đỗ xe, cả gia đình em cùng nhau đi xem từng loài vật. Sau đó, bố mẹ cho em chơi trò đu quay và tàu lượn. Cuối cùng, cả gia đình em cùng ăn bữa trưa mà mẹ đã chuẩn bị. Em thích nhất là được đi tham quan các con vật quý hiếm trong sở thú. Chúng rất đáng yêu và dễ thương. Em vui vì cả gia đình đã có một chuyến đi ý nghĩa.

Bài tham khảo 2:

Dịp Tết vừa rồi, cả gia đình em cùng đi chúc Tết họ hàng. Sáng mùng 1 Tết, em háo hức thức dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp rồi cùng bố mẹ qua nhà họ hàng chúc Tết. Đầu tiên, gia đình em đến nhà bác Vũ. Tiếp đến là nhà cô Hoa. Cuối cùng, gia đình em đến nhà chú Hải. Cả ngày hôm đó, em được nhận rất nhiều lì xì từ các bác, các cô, các chú. Em rất thích được đi chúc Tết họ hàng.

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.

“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.

Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Vào ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Chú rủ rê các bạn đi chơi cùng với mình.

B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.

C. Chú chăm chỉ đi kiếm thức ăn để chuẩn bị cho mùa đông tới.

Câu 2: Gặp bạn kiến, châu chấu đã rủ rê điều gì? (0,5 điểm)

A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó.

B. Châu chấu rủ kiến cùng nhau đi kiếm thức ăn.

C. Châu chấu rủ kiến cùng xây nhà tránh rét.

Câu 3: Vì sao kiến lại từ chối lời rủ rê của châu chấu? (0,5 điểm)

A. Vì kiến không thích đi chơi với châu chấu.

B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới.

C. Vì kiến còn phải giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 4: Vì sao châu chấu lại mỉa mai lời kiến nói? (0,5 điểm)

A. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến tham ăn nên chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.

B. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến chọc đểu mình.

C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.

Câu 5: Kiến và châu chấu đã trải qua mùa đông như thế nào? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 6: Qua bài đọc, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Chỉ ra một câu kể trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 8: Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”.

Câu 9: Đặt một câu với từ em tìm được ở câu 8. (1 điểm)

...............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tôi đi học

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Kể về người em yêu quý nhất trong gia đình

Đáp án:

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.

“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.

Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1:

B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.

Câu 2:

A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó.

Câu 3:

B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới.

Câu 4:

C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè.

Câu 5:

  • Châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét.
  • Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

Câu 6: Phải chăm chỉ và cần cù làm việc.

Câu 7: Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét.

Câu 8:

Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyệnđi chơi thoả thích cùng tớ đi!”.

Câu 9:

Bạn Lan đang trò chuyện cùng mẹ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Kể về người em yêu quý nhất trong gia đình

Bài tham khảo 1:

Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Mẹ em là bác sĩ. Ngoài những lúc làm việc tại bệnh viện, mẹ luôn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Món nào em thích mẹ cũng có thể làm được. Em rất thương mẹ vì công việc của mẹ rất bận rộn. Em sẽ làm việc nhà giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả.

Bài tham khảo 2:

Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ vừa đi làm ở cơ quan, vừa chăm sóc cho gia đình em. Em biết mẹ rất vất vả nên mỗi lúc rảnh rỗi em lại giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Em rất yêu mẹ của em. Em mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, hạnh phúc.

3. Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1

Trường Tiểu học:...................

Lớp 3:

Đề thi học kì 1 Tiếng anh lớp 3 Global Success (Kết nối tri thức)

Thời gian: ...

1. Listen and circle.

1. a. Thank you, Peter.

This is my house.

2. a. Hi. Nice to meet you.

This is my blue bedroom.

3. a. I like playing chess with my friends

Welcome to our classroom!

4. a. Can I have my book back, Mai?

My school is near here.

2. Listen and tick.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức 3

3. Read and tick.

1. A: Hi. I’m Ben

B: Hi, Ben. I’m Mai.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

2. A: What’s this?

B: It’s a nose.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

3. I have a pencil case.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

4. It’s break time. Let’s play volleyball.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

4. Look and write.

Đề thi Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức 3

Let’s see what I have. I have a school (1) ______. I (2) ______ a book. I have a (3) _______ and a pen. Oh, I (4) _________ have an eraser.

5. Let’s talk.

1. Greeting/

Responding to greetings

2. Asking the student’s name/ age

3. Introducing someon

4. Asking questions about parts of the body

5. Asking about hobbies

6. Making suggestions/ Expressing agreement

7. Giving instructions/ Asking for permission

8. Asking about school things

9. Asking about the colours of school things

10. Talking about break time activities

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3

1. Key: 1. th 2. h 3. cl 4. oo

Audio script:

1. Thank you, Peter.

2. This is my blue bedroom.

3. Welcome to our classroom!

4. My school is near here.

Key: 1. a 2. b 3. b 4. b

2. Audio script:

1. A: Let’s go to the playground.

B: OK, let’s go.

2. A: Bill, be quick. Let’s go to the music room.

B: OK. My music notebook is here.

3. Woman: Come in and sit down, Nam.

4. Mum, this is my friend, Linh.

Key: 1. a 2. c 3. a 4. b

3. 1. a 2. b 3. b 4. c

4. (1) bag (2) have (3) ruler (4) don’t

5. Suggested questions and answers:

1. Hello, (pupil’s name). How are you? (Giving clues: Are you fine?/ OK? Yes? No?)

2. Hi! My name’s _____________. What’s your name?/ How old are you?

(Giving clues: My name’s ____./ I’m _____ and you are _______./

Are you ______? Yes? No?)

3. Is this (one pupil’s name)?

4. What’s this?/ Touch your (a body part).

(Point to any body parts learnt to ask or give commands to check pupil’s understanding.)

5. What’s your hobby? (Giving clues: Do you like (swimming)? Swimming? Yes? No?)

6. Is this __________?

Let’s ___________.

7. May ___________?

(Point to one flash card, have the pupil give instructions or ask for permission.)

8. I have _______. Do you have _______?

9. What colour is it? What colour are they? (Giving clues: Is it red? Yes? No?)

10. I play badminton at break time. What about you, (pupil’s name)?

For some topics, the teacher points to the flash card or realia, has the pupils listen and say/ respond. Depending on the pupil’s speaking performance, the teacher can give him/ her some clues to encourage him/ her to speak English.

>> Tải file để lấy trọn bộ đề thi học kì 1 lớp 3 sách Kết nối tri thức

4. Đề thi Tin học lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức

Xem chi tiết tại:

5. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức

>> Xem chi tiết tại: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm

Câu 1 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Những sản phẩm công nghệ trong gia đình thường dùng để phục vụ các nhu cầu gì của con người?

a. Nhu cầu ăn, mặc.

b. Nhu cầu nghỉ ngơi, học tập và giải trí.

c. Nhu cầu ăn, mặc, nghỉ ngơi, học tập và giải trí.

Câu 2 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng: (M2)

Khi sử dụng đèn học, cần:

a. Đặt đèn trên bề mặt bàn bị ướt.

b. Tắt đèn khi không sử dụng.

c. Điều chỉnh độ cao, độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn cho phù hợp.

Câu 3 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng nhất (M1)

Quạt điện có tác dụng:

a. Tạo ra gió.

b. Tạo ra gió, giúp làm mát.

c. Giúp làm mát.

Câu 4 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng nhất

Máy thu thanh còn gọi là gì? (M1)

a. ti-vi.

b. ka-rao-ke.

c. ra-đi-ô.

Câu 5 (1 điểm): Khoanh vào câu sai: (M2)

Máy thu hình được dùng để:

a. Sản xuất các chương trình truyền hình.

b. Xem các chương trình truyền hình.

c. Thu tín hiệu truyền hình.

Câu 6 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng nhất: (M3)

Nếu sử dụng sản phẩm công nghệ không đúng cách có thể xảy ra điều gì?

a. Gây nguy hiểm cho con người.

b. Gây tử vong.

c. Gây hại cho sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người.

Câu 7 (1 điểm): Khoanh vào câu sai: (M2)

Sản phẩm công nghệ làm mát căn phòng là:

a. Quạt điện.

b. Tủ lạnh.

c. Máy lạnh.

Câu 8 (1 điểm): Khoanh vào câu đúng nhất

Khi xem truyền hình, em sẽ ngồi như thế nào? (M1)

a. Ngồi gần sát ti-vi.

b. Ngồi rất xa ti-vi.

c. Ngồi xem vừa với khoảng cách và tầm mắt khi xem.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm

Câu 9 (1 điểm): Cho các từ Máy thu thanh, Đài truyền hình, em hãy điền từ thích hợp và hoàn thiện câu dưới đây: (M1)

a) …………………………………………….. là nơi sản xuất các chương trình phát thanh và phát tín hiệu truyền hình qua ăng ten.

b) …………………………………………….. là thiết bị thu nhận các tín hiệu truyền thanh qua ăng ten và phát ra loa.

Câu 10 (1 điểm): Khi có tình huống không an toàn xảy ra, em cần làm gì? (M2)

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm

Mỗi câu đúng chấm 1 điểm.

Câu 1: ý c

Câu 2: ý b và c (Nếu HS chỉ khoanh đúng 1 ý chấm 0,5 điểm).

Câu 3: b

Câu 4: c

Câu 5: a

Câu 6: c

Câu 7: b

Câu 8: c

II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm

Câu 9 (1 điểm): Cho các từ Máy thu thanh, Đài truyền hình, em hãy điền từ thích hợp và hoàn thiện câu dưới đây: (M1)

a) Đài truyền hình là nơi sản xuất các chương trình phát thanh và phát tín hiệu truyền hình qua ăng ten.

b) Máy thu thanh là thiết bị thu nhận các tín hiệu truyền thanh qua ăng ten và phát ra loa.

Câu 10 (1 điểm): Khi có tình huống không an toàn xảy ra, em cần làm gì? (M2)

Khi có tình huống không an toàn xảy ra, em cần báo cho người lớn biết hoặc gọi điện đến các số điện thoại khẩn cấp.

6. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều