Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2023 - 2024 bao gồm 12 đề thi khác nhau của 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều được TimDapAntổng hợp và đăng tải. Các đề thi bao gồm đáp án cho các em học sinh tham khảo củng cố kiến thức, ôn luyện rèn các dạng bài tập môn Ngữ văn, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Toàn bộ 12 ĐỀ và ĐÁP ÁN đều có trong FILE TẢI. Các bạn vui lòng tải về để xem trọn bộ tài liệu

Đề thi Ngữ Văn 6 mới nhất:

Các đề thi trọn bộ 3 sách mới sau đây giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi, ôn tập, chuẩn bị cho bài thi giữa kì 1 chương trình sách mới.

1. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 CTST số 1

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Đọc Ngữ liệu sau:

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đổi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

(Trích “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể loại của Ngữ liệu trên.

A. Truyền thuyết

B. Truyện cổ tích

C. Lục bát

D. Tự sự

Câu 2. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì?

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

A. Xác định thời gian

B. Xác định nơi chốn

C. Xác định nguyên nhân

D. Xác định mục đích

Câu 3. Nhân vật chính của Ngữ liệu trên là

A. Sơn Tinh

B. Thủy Tinh

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. vua

Câu 4. Trong Ngữ liệu có mấy từ láy?

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 5. Các từ sính lễ, cơm nếp là từ phức. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 6. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì trong cuộc sống?

A. Thủy Tinh ghen tuông

B. Sơn Tinh ghen tuông

C. Thủy Tinh phô diễn tài năng

D. Hiện tượng lũ lụt

Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: nôn nóng, bản lĩnh.

Sơn Tinh rất ……………….

Câu 8. Yếu tố kì ảo trong Ngữ liệu là

A. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão.

B. Sơn Tinh có thể bốc từng quả đồi, dời tững dãy núi, dựng thành lũy đất

C. Sơn Tinh đem đủ sính lễ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Qua ngữ liệu, em hãy nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.

Câu 10. Từ việc đọc hiểu Ngữ liệu, em cần làm gì để hạn chế thiên tai, lũ lụt?

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.

-------HẾT-------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)

Đáp án đề thi Văn giữa kì 1 lớp 6 Đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

D

0,5

7

bản lĩnh

0,5

8

D

0,5

9

Tác dụng của yếu tố kì ảo:

- Làm cho câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

- Thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật

0,5

0,5

10

Việc làm của bản thân để hạn chế thiên tai, lũ lụt:

+ Kêu gọi mọi người cần bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng,…

+ Ý thức bảo vệ môi trường, ứng xử tử tế với thiên nhiên

0,5

0,5

II.

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự

Mở bài giới thiệu được câu chuyện cổ tích, Thân bài triển khai được các sự việc, Kết bài nêu được ý nghĩa của câu chuyện.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện cổ tích.

0,25

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài (0.25 điểm): Dùng ngôi thứ ba giới thiệu sơ lược về câu chuyện; nêu lí do kể câu chuyện đó.

Thân bài (2.0 điểm):

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.

Kết bài (0.25 điểm): Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

2,5

c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.5

d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0.5

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 CTST số 2

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÀ CỦA BÀ

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau:

Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.

Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?

Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà?

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em.

Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6 số 2

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, …

Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ.

Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Đảm bảo hình thức đoạn văn.

- Xác định đúng vấn đề

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu về bà.

+ Tả khái quát, tả chi tiết.

+ Cảm nghĩ của em về bà.

Câu 2 (5 điểm):

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm,…

- Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ.

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 CTST số 3

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).

PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 CTST số 3

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha...

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

1.0

5

(1.0 điểm).

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân

- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...

1,0đ

HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục...

Phần II. Viết

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ...

a. Yêu cầu Hình thức

- Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b. Yêu cầu nội dung

a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện .

0,5đ

b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.

- Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

3,0đ

c. Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

2. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Văn KNTT số 1

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

(“ Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?

Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

Đáp án đề thi Văn giữa kì 1 CTST số 1

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Thể thơ : lục bát

Chủ đề : Tình cảm gia đình

0,5

0,5

Câu 2

* HS ghi đúng 2 trong các từ :

Từ láy : mát mẻ, mong mỏi, âu yếm, bảo ban.

1,0

Câu 3

Biện pháp tu từ: So sánh

*HS ghi đúng 1 trong 2 câu thơ:

- Mẹ là cơn gió mùa thu

- Mẹ là đêm sáng trăng sao

0,5

0,5

Câu 4

Nội dung : Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ.

1,0

Câu 5

Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích

- Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người.

- Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình…

- Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế.

- Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ

1,0

II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm

Mở bài

Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

0,5

Thân bài

- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

1,0

1,0

1,0

Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

0,25

Đề thi giữa kì 1 Văn 6 KNTT số 2

I. ĐỌC-HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (1 điểm).

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm).

Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ (chỉ rõ đâu là chủ ngữ, vị ngữ).

Câu 3 (2 điểm).

Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên.

II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Từ văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, em hãy tưởng tượng để viết bài văn kể và miêu tả lại cảm xúc của nhân vật Cáo sau khi từ biệt Hoàng tử bé.

Đáp án Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 KNTT số 2

Câu

Đáp án

Điểm

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài. Văn bản được chọn lọc trong chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".

1,0

Câu 2.

Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc và cái chết của Dế Choắt.

2,0

Câu 3. HS có thể chỉ ra một trong các phép so sánh:

“Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.”

Tác dụng: Mỏ chị Cốc rất cứng và khỏe-> Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

2,0

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN

1. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.

- Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.

2. Hướng dẫn cụ thể

a. Đảm bảo thể thức của một bài văn

b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài

c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Có thể viết bài văn với những sự việc và cảm xúc sau:

- Cáo luyến tiếc vì phải xa rời Hoàng tử bé.

- Cáo nhớ về người bạn của mình, nhìn ngắm cánh đồng lúa mì cáo thấy tình bạn rất ý nghĩa.

- Cáo mong muốn sẽ được gặp lại bạn vào ngày gần nhất.

- Cáo chuẩn bị một món quà để tặng Hoàng tử bé khi gặp lại.

- Mở và kết bài

1,0

1,5

1,0

1,0

1,5

Tổng

10

3. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Cánh Diều

Đề thi giữa kì 1 văn 6 Cánh Diều Số 1

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?

Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều số 1

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.

Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….

Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.

Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

- Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo

+ Hiện trạng ngày nay

+ Bài học cho bản thân.

Câu 2 (5 điểm):

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng”

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

Đề thi Ngữ văn 6 giữa kì 1 Cánh diều số 2

Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi

Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm)

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.

Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi. Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều
có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng./ .

* Câu hỏi:

Câu 1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết dấu hiệu của ngôi kể và các sự việc chính?

Câu 2. Ba cây cổ thụ đã ước những điều gì? Ước mơ đó như thế nào? Điều ước của chúng có thực hiện được không?

Câu 3. Ba cây cổ thụ đã được sử dụng vào việc gì trong hình hài mới? Cảm nhận của chúng như thế nào? Vì sao ước mơ không được như ban đầu mà chúng vẫn thấy hài lòng?

Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi nói về ba cây cổ thụ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tính cách nhân vật?

Câu 5. Em có đồng ý với nhận định: “Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích” không? Vì sao?

Câu 6. Nếu được ước, em sẽ ước điều gì để mình có thể giúp đỡ những bạn nhỏ bị mất cha mẹ trong nạn dịch Covit tại thành phố Hồ Chí Minh?

Phần II: Viết (4 điểm)

Đóng vai một trong ba cây cổ thụ kể lại câu chuyện Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm) bằng một bài văn. (chú ý thêm yếu tố miêu tả và cảm nghĩ)./.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 Tải nhiều

Chuyên mục sách mới Ngữ văn lớp 6

  • Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
  • Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo tập 2
  • Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
  • Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học Có đáp án kèm theo dưới đây giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học.

Các tài liệu câu hỏi tại đây trả lời nhanh chóng, chính xác!