Đề thi Toán giữa học kì 1 lớp 8 năm 2023

TimDapAngiới thiệu Bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 8 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 các môn như Toán 8, Văn 8, Lịch sử Địa lí, Công nghệ 8... Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô tải về để xem toàn bộ đề và đáp án hoặc truy cập vào từng link sau đây:

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 8 CTST

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây.

Câu 1. Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không phải là đơn thức?

A. x

B. 5x + 9

C. x3y2

D. 3x

Câu 2. Tích của đa thức 6xy và đa thức 2x2 - 3y là đa thức

A. 12x2y+18xy2.

B. 12x3y−18xy2.

C. 12x3y+18xy2.

D. 12x2y−18xy2.

Câu 3. Kết quả của phép chia (2x3 − x2 + 10x) : x

A. x2 − x + 10

B. 2x2 − x + 10

C. 2x2 − x - 10

D. 2x2 + x + 10

Câu 4. Hằng đẳng thức A2 - B2 = (A - B)(A + B) có tên là

A. bình phương của một tổng.

B. tổng hai bình phương.

C. bình phương của một hiệu.

D. hiệu hai bình phương.

Câu 5.Tính giá trị biểu thức A = 8x3 + 12x2 + 6x + 1 tại x = 9,5.

A. 20.

B. 400.

C. 4 000.

D. 8 000.

Câu 6.Với điều kiện nào của x thì phân thức \frac{x−1}{(x+2)^{2} } có nghĩa?

A. x ≤ 2.

B. x ≠ 1.

C. x = 2.

D. x ≠ 2.

Câu 7.

Kết quả của phép trừ \frac{3x+1}{x+2}-\frac{x+6}{x+2} bằng

A. \frac{2x-6}{x+2}

B. \frac{2x-7}{(x+2)^{2}}

C. \frac{2x-7}{x+2}

D. \frac{2x+5}{x+2}

Câu 8.

Thực hiện phép tính \frac{x^{3}-1}{x+2}\cdot \left ( \frac{1}{x-1}-\frac{x+1}{x^{2}+x+1} \right )

A. 1

B. 0

C. x + 2

D. x - 1

Câu 9. Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Tam giác cân.

B. Tam giác đều.

C. Tam giác vuông.

D. Tam giác vuông cân.

Câu 11. Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là

A. 40 cm2.

B. 36 cm2.

C. 45 cm2.

D. 50 cm2.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm) Thực hiện phép tính:

a) (3xyz - 3x2 + 5xy - 1) - (5x2 +xyz - 5xy + 3 - y);

b) (3x3 - x2y + 2xy + 3) + (x2y - 2xy - 2);

c) (2xy3−4y−8x)⋅(12y);

d) (x8y8 + 2x5y5 + 7x3y3) : (-x2y2).

Bài 2. (1,5 điểm)Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 2x3 + 6x2 - 4x;

b) (2x + 5)2 - 9x2;

c) 4x2 - 9y2 + 4x - 6y.

Bài 3. (1,0 điểm)Cho biểu thức:

a) Viết điều kiện xác định của biểu thức A.

b) Rút gọn biểu thức trên.

Bài 4. (2,0 điểm)

Bài 5. (0,5 điểm)

Cho a + b + c = 2; ab + bc + ca = -5 và abc = 3. Hãy tính giá trị cửa biểu thức:

M = \left( {{x^2} + a} \right)\left( {{x^2} + b} \right)\left( {{x^2} + c} \right) với \left| x \right| = 1

-------------- HẾT --------------

2. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

3. Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm

B. dm

C. cm

D. Tùy từng bản vẽ

Câu 2: Trước con số chỉ kích thước đường tròn, người ta ghi kí hiệu gì?

A. d

B. R

C. Ø

D. O

Câu 3: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:

A. 420 × 210

B. 279 × 297

C. 420 × 297

D. 297 × 210

Câu 4: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 5 : 2

Câu 5: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt mảnh

D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 7: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0

B. A1

C. A4

D. Các khổ giấy có kích thước như nhau

Câu 8: Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

A. Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

B. Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

C. Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

D. Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng

B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy

C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm

D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải

B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên

C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới

D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 11: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 5 : 2

Câu 12: Đâu là kích thước của khổ giấy A1?

A. 1 189 x 841

B. 841 x 594

C. 420 x 297

D. 297 x 210

Câu 13: Bản vẽ kĩ thuật là:

A. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo một quy tắc thống nhất

B. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản theo một quy tắc thống nhất

C. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa

D. các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản

Câu 14. Đâu là các tiêu chuẩn chung của bản vẽ kĩ thuật?

(1) Tiêu chuẩn về khổ giấy

(2) Tiêu chuẩn về chữ viết

(3) Tiêu chuẩn về nét vẽ

(4) Tiêu chuẩn về ghi kích thước

(5) Tiêu chuẩn về tỉ lệ

A. (1) (2) (3) (4) (5)

B. (1) (2) (5)

C. (3) (4)

D. (1) (3) (4) (5)

Câu 15: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

A. Song song với mặt phẳng cắt

B. Song song với nhau

C. Cùng đi qua một điểm

D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu

Câu 16: Khi chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trên xuống dưới ta nhận được hình chiếu nào?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Đáp án khác

Câu 17: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh

D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 18: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng

Câu 19: Có mấy loại phép chiếu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Vậy A A’ gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu

Câu 21: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu

B. vật chiếu

C. mặt phẳng chiếu

D. vật thể

Câu 22: Để nhận được hình chiếu cạnh, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. từ trước ra sau

B. từ trên xuống dưới

C. từ trái sang phải

D. từ phải sang trái

Câu 23: Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song

B. Phép chiếu xuyên tâm

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả ba đáp án trên

Câu 24: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng

B. Bên phải hình chiếu đứng

C. Trên hình chiếu đứng

D. Dưới hình chiếu đứng

Câu 25: Để nhận được hình chiếu đứng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. từ trước ra sau

B. từ trên xuống dưới

C. từ trái sang phải

D. từ phải sang trái

Câu 26: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn là:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng

C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng

D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng

Câu 27: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?

A. Hình tam giác đều

B. Hình tam giác cân

C. Hình chữ nhật

D. Hình vuông

Câu 28: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:

A. Hình vuông

B. Hình lăng trụ

C. Hình tam giác

D. Hình chữ nhật

Câu 29: Quan sát hình sau và cho biết đây là bản vẽ khối nào?

A. Khối chóp tứ giác

B. Khối trụ

C. Khối cầu

D. Khối nón

Câu 30: Bản vẽ chi tiết thuộc

A. Bản vẽ cơ khí

B. Bản vẽ xây dựng

C. Bản vẽ lắp

D. Bản vẽ nhà

Câu 31: Phần nào trong bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết?

A. Khung tên

B. Hình biểu diễn

C. Kích thước

D. Yêu cầu kĩ thuật

Câu 32: Khung tên của bản vẽ lắp cho biết những nội dung gì?

A. Tên sản phẩm

B. Tỉ lệ bản vẽ

C. Nơi thiết kế

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 33: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước

B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 34: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

A. Hình biểu diễn

B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Kích thước

D. Khung tên

Câu 35: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?

A. Mặt bằng

B. Mặt đứng

C. Mặt cắt

D. Không có đáp án đúng

Câu 36: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật

B. Bảng kê

C. Kích thước

D. Khung tên

Câu 37: Trình tự đọc bản vẽ lắp?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp

B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp

D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

Câu 38: Trình tự đọc bản vẽ nhà?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà

B. Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà → Hình biểu diễn

C. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà

D. Khung tên → Kích thước → Hình biểu diễn → Các bộ phận chính của ngôi nhà

Câu 39: Đâu là nội dung của bản vẽ nhà?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước

B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước

D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 40: Kí hiệu sau quy ước bộ phận nào của ngôi nhà?

A. Cửa đi một cánh

B. Cửa đi bốn cánh

C. Cửa sổ đơn

D. Cửa sổ kép

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

1-A 2-C 3-D 4-C 5-D 6-D
7-A 8-D 9-D 10-B 11-A 12-B
13-A 14-D 15-D 16-B 17-A 18-C
19-C 20-B 21-A 22-C 23-C 24-D
25-A 26-A 27-A 28-D 29-B 30-A
31-B 32-D 33-A 34-B 35-C 36-B
37-C 38-C 39-C 40-A

4. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng

Câu 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ

A. gia đình này sang gia đình khác.

B. dòng họ này sang dòng họ khác.

C. dân tộc này sang dân tộc khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Kiên cường chống giặc ngoại xâm.

B. Thường xuyên thay đổi theo thời đại.

C. Loại trừ văn hoá các dân tộc khác.

D. Dựa dẫm và phụ thuộc dân tộc khác.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương.

B. Sùng bái văn hoá của các dân tộc khác.

C. Coi nhẹ các hoạt động lao động chân tay.

D. Chỉ quan tâm lợi ích của chính mình.

Câu 4. Khi trưởng thành chị B cùng nhóm bạn vẫn thường về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào sau đây?

A. Nâng cao vị thế cá nhân.

B. Đoàn kết cùng phát triển.

C. Tôn trọng kỉ cương, nghi lễ.

D. Kế thừa truyền thống dân tộc.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không biểu hiện cho sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên trên thế giới?

A. Phong tục tập quán.

B. Ngôn ngữ, chữ viết.

C. Phân biệt, kì thị.

D. Nghệ thuật, ẩm thực.

Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần

A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc.

B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc.

C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia dân tộc.

D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước.

Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới thể hiện ở thái độ, việc làm nào sau đây?

A. Giao lưu văn hoá với các bạn học sinh quốc tế.

B. Đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc.

C. Ứng xử thân thiện với công dân các quốc gia khác.

D. Tuân thủ quy tắc khi tham gia lễ hội của các dân tộc.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Giống nhau về phong cách ăn uống.

B. Đồng nhất về trang phục truyền thống.

C. Khác biệt về tôn giáo và tín ngưỡng.

D. Nhất quán về quan điểm và hệ giá trị.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh điều nào sau đây?

A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết.

B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.

C. Thực hiện đúng theo thời gian biểu hằng ngày.

D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Câu 2. (2 điểm)

Đoàn làm phim đến gần Trường Trung học cơ sở A để quay hình cho bộ phim truyền hình sắp ra mắt. Trong đoàn làm phim, có một diễn viên người da màu. Khi diễn viên đang thực hiện vai diễn của mình thì có một nhóm học sinh tò mò đến xem. Trong lúc xem, bạn T vừa cười, vừa chỉ tay nói rằng: “Diễn viên gì mà da đen quá, nhìn là không muốn xem phim này rồi”.

Em có suy nghĩ như thế nào về lời nói và hành vi của bạn T trong tình huống trên?

Câu 3. (3 điểm)

Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập.Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

5. Đề thi Tin học 8 giữa kì 1 CTST

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Sản phẩm được phát minh, sáng chế vào năm 1642 là

A. Máy tính Z1

B. Máy tính Z2

C. Máy Turing

D. Máy tính Pascaline

Câu 2: Máy tính được phát triển từ những năm 1990 sử dụng công nghệ

A. Bóng bán dẫn

B. Mạch tích hợp

C. Vi xử lí VLSI

D. Vi xử lí ULSI

Câu 3: Máy tính thế hệ thứ nhất có tốc độ xử lí ….. phép tính mỗi giây

A. Vài chục nghìn

B. Vài nghìn

C. Hàng triệu

D. Hàng tỉ

Câu 4: Máy phân tích được phát minh vào năm

A. 1837

B. 1642

C. 1936

D. 1939

Câu 5: Máy tính nào dưới đây không có bộ nhớ

A. Máy Turing

B. Máy phân tích

C. Máy tính Pascaline

D. Máy tính Z2

Câu 6: Máy nào dưới đây sử dụng điện?

A. Máy tính Z1

B. Máy tính Z2

C. Máy phân tích

D. Máy tính Pascaline

Câu 7: Nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm "chương trình được lưu trữ" có nội dung nào dưới đây?

A. Các lệnh của chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu

B. Để thực hiện nhiệm vụ nào chỉ cần tải chương trình tương ứng vào bộ nhớ

C. Chương trình được nạp từ bộ nhớ vào bộ xử lí từng lệnh một và thực hiện xong mới nạp lệnh tiếp theo

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?

A. Năm thế hệ

B. Ba thế hệ

C. Bốn thế hệ

D. Sáu thế hệ

Câu 9: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là không đáng tin cậy?

A. Thông tin trên website có tên miền là .gov.

B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.

C. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

D. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

Câu 10: Khi khai thác thông tin trên Internet, em sẽ dựa vào yếu tố nào để xác định được độ tin cậy của thông tin?

A. Tác giả viết bài là người có uy tín, trách nhiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết.

B. Bài viết có trích dẫn dẫn chứng, nguồn thông tin sử dụng trong bài.

C. Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 11: Trang thông tin của cơ quan chính phủ có tên miền là?

A. gov.vn

B. even.com.vn

C. .html

D. Đáp án khác

Câu 12: Hành động nào dưới đây vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

A. Đăng tải hình ảnh gia đình sum họp ngày Tết.

B. Chặn các hình ảnh, video về cá cược bóng đá qua Internet.

C. Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.

D. Bình luận chào hỏi trên Facebook.

Câu 13: Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?

A. Hướng dẫn của một người từng chụp ảnh.

B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

C. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.

D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

Câu 14: Tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật?

A. Nghe nhạc to ở nơi công cộng.

B. Khách du lịch tự ý quay phim, chụp ảnh ở khu vực quốc phòng, an ninh.

C. Minh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.

D. My lén dùng điện thoại để lướt Facebook trong tiết học.

Câu 15: Sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ sản phẩm số khi chưa được phép là

A. vi phạm bản quyền.

B. vi phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

C. vi phạm quyền riêng tư.

D. vi phạm quyền sáng tác.

Câu 16: Đặc điểm nào của sản phẩm số trên mạng khiến hành vi vi phạm bản quyền trở nên phổ biến?

A. Được lưu truyền rộng rãi, không giới hạn thời gian.

B. Dễ dàng chia sẻ với nhiều đối tượng.

C. Dễ bị lấy, phát tán, sửa đổi, khó thu hồi, xóa bỏ.

D. Tất cả đáp án trên

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 17. Hãy sắp xếp các thiết bị dưới đây theo trình tự của quá trình phát triển các thế hệ máy tính điện tử. (1 điểm)

Câu 18. Em hãy nêu ví dụ về máy tính làm thay đổi các lĩnh vực khác như: văn hoá, giáo dục, y tế, giao thông, thương mại, du lịch, giải trí, ... (1.5 điểm)

Câu 19. Hãy nêu những thay đổi mà máy tính mang lại cho bản thân em, gia đình em. (2.0 điểm)

Câu 20. Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng công cụ, phần mềm nào để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin? (1.5 điểm)

…………………Hết……………….

Để xem thêm các đề thi giữa học kì các môn khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.




Xem thêm