TimDapAngiới thiệu tới thầy cô và các em học sinh Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 bao gồm 5 đề kiểm tra học kì 1 môn Văn lớp 7 có đầy đủ đáp án, giúp các em học sinh ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị kiến thức cho bài thi chính thức sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 5 đề và đáp án trong bộ đề thi của chúng tôi.
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 năm 2020 sắp tới, TimDapAngiới thiệu Bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn cho các em tham khảo và ôn luyện. Đây đều là những đề thi được biên soạn bám sát đề thi thực, giúp các em làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 cũng là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề.
Đề thi học kì 1 môn Văn 7 năm 2020 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 7 năm 2020 số 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”
(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)
2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm)
3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên? (0,5 điểm)
4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên? (0,5 điểm)
5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,...)
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn năm 2020 số 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
1 |
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm |
0,5 |
2 |
Nội dung chính: số phận người nông dân trong xã hội phong kiến (tùy theo cách trình bày của học sinh, thấy phù hợp và đúng thì cho điểm) |
0,5 |
|
3 |
Từ láy: lận đận |
0,5 |
|
4 |
Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh |
0,5 |
|
. 5 |
Ẩn dụ:thân cò ( học sinh nêu được tên ẩn dụ đạt điểm tối đa) |
0,5 |
|
Phép đối: lên-xuống ( học sinh nêu được tên phép đối đạt điểm tối đa) |
0,5 |
||
II |
LÀM VĂN |
||
Câu 1 |
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân qua bài ca dao trên. |
2,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn |
0,25 |
||
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. |
|||
b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm |
0,25 |
||
Cảm nghĩ về thân phận người nông dân. |
|||
c. Nêu được các ý cơ bản: |
1,0 |
||
-Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận - Cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ - Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé,khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công. |
|||
d. Sáng tạo |
0,25 |
||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề biểu cảm. |
|||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
0,25 |
||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
|||
Câu 2 |
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…) |
5,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc biểu cảm (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) |
0,5 |
||
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
|||
b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm |
0,5 |
||
Cảm nghĩ về một người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…) |
c. Triển khai được những ý cơ bản sau: - Xác định được đối tượng biểu cảm - Những hồi tưởng, suy nghĩ về người thân: + Miêu tả đôi nét về đối tượng ( ngoại hình, tính cách...) + Hồi tưởng những kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ + Sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi,… + Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình dành cho người đó,... - Khẳng định lại tình cảm bản thân dành cho người thân của em. |
3,0 |
||
d. Sáng tạo |
0,5 |
||
- Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm. - Tình cảm chân thật và thể hiện cái mới trong sáng tạo làm cho người đọc đồng cảm và tin điều đó là thật. |
|||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
0,5 |
||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
|||
ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,0 điểm |
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 7 năm 2020 số 2
Phần I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
(Ngữ văn 7, tập một, trang 104, NXB Giáo dục, 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên có tên là gì? Cho biết tên tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm các đại từ xưng hô trong bài thơ trên?
Câu 4 (1,0 điểm): Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn. Vậy theo em, đó là quan niệm gì?
Phần II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Cảnh khuya là sáng tác của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu ca dao sau:
a,
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay (Ca dao)
b, Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
(Ca dao)
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định thành ngữ trong bài ca dao sau và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ anh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Phần III. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Loài cây em yêu
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn năm 2020 số 2
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
||
1 |
- Bài thơ trên có tên là: “ Bạn đến chơi nhà”. - Tác giả: Nguyễn Khuyến |
0,25 0,25 |
|
2 |
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật |
0,5 |
|
3 |
- Đại từ: + Bác + Ta |
0,5 0,5 |
|
4 |
Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: - Tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến và bạn của mình là tình bạn chân thành, tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ, thấu hiểu nhau, trở thành tri kỉ. - Tình bạn đẹp là tình bạn vượt lên trên những vật chất tầm thường |
0,5 0,5 |
|
II |
KIỂM TRA KIẾN THỨC |
||
1 |
- Tác giả của bài thơ “ Cảnh khuya”: Hồ Chí Minh - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt |
0,25 0,25 |
|
2 |
- Các cặp từ trái nghĩa: a, lên >< xuống b, giàu >< nghèo |
0,25 0,25 |
|
3 |
- Thành ngữ: dãi nắng dầm sương - Giải thích ý nghĩa của thành ngữ: sự vất vả, gian lao, khó khăn mà người nông dân phải trải qua. |
0,5 0,5 |
|
III |
LÀM VĂN |
||
Loài cây em yêu |
5,0 |
||
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn với các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Nắm vững kĩ năng làm bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả b. Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. - Các phần, các đoạn cần liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung, hình thức. |
0,25 |
||
0,25 | |||
c. Triển khai vấn đề: * Mở bài: - Giới thiệu về loài cây em yêu quý nhất - Lí do vì sao em yêu thích loài ây đó. * Thân bài: - Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây: hình dáng, lá, hoa,... - Nêu phẩm chất của cây (ví dụ: Phượng, Bàng che bóng mát; tre dẻo dai, bền bỉ ...) - Vai trò, ý nghĩa của loài cây ấy đối với cuộc sống của con người nói chung (về vật chất, tinh thần) - Vai trò, ý nghĩa của loài cây ấy đối với chính cuộc sống của em, gia đình em. - Kỉ niệm sâu sắc và ấn tượng nhất giữa em và loài cây ấy. - Tình cảm của em đối với loài cây ấy * Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài cây đó - Tâm trạng, cảm xúc của em khi phải xa loài cây đó |
0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
||
d. Sáng tạo: có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục), trình bày, diễn đạt ấn tượng. |
0,5 |
Đề kiểm tra Văn 7 học kì 1 năm 2020 số 3
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
... Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Ngữ văn 7, tập 1, tr.151, NXB Giáo dục)
A. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm)
B. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
C.Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? (1,0 điểm)
D. Qua đoạn thơ hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm của người cháu đối với bà và tổ quốc. (1,0 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“...Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua , lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.”
a. Xác định những từ láy. (1.0 điểm)
b. Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận trong những từ láy vừa tìm được.(0.5 điểm)
c. Chỉ ra tác dụng của những từ láy đó (0.5 điểm)
Câu 3: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người em ngưỡng mộ nhất. Từ đó em suy nghĩ gì về việc ngưỡng mộ thần tượng hiện nay?
…………. Hết ……….
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 7 số 3
Câu 1 (3.0 điểm)
a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. (0,25đ)
- Tác giả: Xuân Quỳnh (0,25đ)
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0.5đ)
c. - Điệp từ: + Vì (0.5đ)
- Dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng (0.5đ)
d. Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
- Tình cảm kính trọng, yêu quý, biết ơn bà thật sâu nặng, thắm thiết của người cháu. (0.5đ)
- Cháu chiến đấu xuất phát từ tình yêu thương bà, yêu thương những kỉ niệm tuổi thơ và tình yêu quê hương đất nước, yêu tổ quốc sâu đậm, tha thiết của tác giả (0.5đ)
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Những từ láy trong đoạn trích: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi (1.0 điểm)
-> Mỗi từ đúng được 0.25 điểm
b. Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (0.5 điểm)
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm (0.25 điểm)
- Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi (0.25 điểm)
c. Tác dụng của những từ láy trên:
- Tăng sức gợi hình, nhấn mạnh tâm trạng buồn bã, đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật Thủy cũng như Thành. (0.25 điểm)
- Đồng thời thể hiện được tình cảm anh em gắn bó, không muốn rời xa nhau. (0.25 điểm)
Câu 3: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người em ngưỡng mộ nhất. Từ đó em suy nghĩ gì về việc ngưỡng mộ thần tượng hiện nay?
* Yêu cầu chung:
1.Về kỹ năng:
- HS biết cách bộc lộ cảm xúc; phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lí các cách thức lập ý trong văn biểu cảm.
2.Về nội dung:
- Thể hiện được sự ngưỡng mộ của bản thân với một người nào đó, bày tỏ ý kiến về việc thần tượng
của nhiều bạn trẻ hiện nay.
* Yêu cầu cụ thể :
Bài làm của học sinh có những cách kết cấu khác nhau nhưng cần đạt được những ý lớn sau:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng mà em ngưỡng mộ. (0.5đ)
II. Thân bài:
1. Đặc điểm gợi cảm (ngoại hình, tính cách, hành động, cử chỉ, tài năng…) của đối
tượng để em ngưỡng mộ (1đ)
2. Kỉ niệm sâu sắc của em với đối tượng (1đ)
3. Vai trò của đối tượng đó trong cuộc sống của em (là tấm gương, là động lực, là mục tiêu…) (1đ)
* Việc ngưỡng mộ thần tượng hiện nay cần phải: (1đ) (HS có thể tách thành đoạn trong bố cục bài viết hoặc nêu ý sau phần kết bài)
- Cần lựa chọn đối tượng phù hợp để thần tượng (0.25đ)
- Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá(0.25đ)
- Biết học hỏi, vận dụng những điều tốt đẹp của thần tượng vào trong học tập và trong cuộc sống (0.25đ)
- Phê phán và khuyên nhủ mọi biểu hiện mê muội thần tượng(0.25đ)
III. Kết bài:
- Khẳng định sự ngưỡng mộ của em với đối tượng (0.25đ)
- Hứa hẹn và mong ước (0.25đ)
Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.